Ðây là lời chú thích của Tiến sĩ Scofield:
Những sách liệt vào hạng văn thơ là Gióp, Thi Thiên, Châm Ngôn, Truyền đạo, Nhã Ca, Ca Thương. Danh từ "văn thơ" không nên tưởng nhờ sự tưởng tượng hoặc sự không thực hữu, vì duy chỉ về lối viết thôi. Ấy đều là các sách chép những sự từng trải người thuộc dân Ðức Chúa Trời dưới những sự hoạt động của đời sống trên đất; song những sự từng trải đó, ngoài ra sự lập nên bề ngoài, còn hành động bên trong người bởi Ðức Thánh Linh, được giải nghĩa cho ta bởi Ðức Thánh Linh, và chép bởi các người thánh của Ðức Chúa Trời khi được cảm động bởi Ðức Thánh Linh. Dầu ấy là thật về các sách văn thơ nầy, kể cả các Thi Thiên, nhưng các Thi Thiên cũng có tính cách tiên tri.
Lối làm thơ của người Hê-bơ-rơ là đặc biệt và cần có sự giải nghĩa. Vẫn không phải làm ra bởi sự lặp lại những âm thanh giống nhau, như các câu thơ có vần, cũng không phải bởi các dấu vần trong câu thơ không vần, song bởi lắp lại các ý nghĩa. Ấy gọi là phép đối ngẫu; như:
"Ðức Giê-hô-va sẽ làm nơi náu ẩn cao cho kẻ bị hà hiếp.
Một nơi náu ẩn cao trong thì gian truân" (Thi Thiên 9:9).
Phép đối ngẫu cũng được gọi là đồng nghĩa khi có tư tưởng đồng nhứt, như câu kể trên; đối cú khi nghĩa thứ nhứt và thứ hai trai ngược nhau khi so sánh; như:
"Vì Ðức Giê-hô-va biết đường người công bình.
Song đường kẻ ác rồi bị diệt vong." (Thi Thiên 1:6).
Và cú pháp khi tư tưởng được mở mang hoặc được giàu hơn bởi phép đối ngẫu, như:
"Ông sẽ ở bình an vô sự, vì có sự trông cậy:
Ông sẽ tìm tòi bốn tên, rồi nghỉ ngơi yên hàn vô sự (Gióp 11:18).
Theo lối nầy, các sách văn thơ là anh hùng ca, thi thư tình, và thảm kịch, và cung cấp những danh từ văn chương mà các thơ không được soi dẫn không thể so sánh được.