Ấy là tên đặt cho hai mươi mốt sách của Tân-Ước. Các thơ sớm nhứt đã chép trước các sách Tin-lành, vì Phao-lô đã viết hai thơ cho hội Tê-sa-lô-ni-ca độ 52 S.C.. Các thơ tín là những thơ chép hoặc được công nhận bởi các Sứ đồ; và đạt cho các Hội Thánh riêng, bàn luận về vấn đề lẽ đạo và thực hành hoặc đạt cho cá nhơn, nhưng chắc tài liệu có nghĩa rộng rãi, hoặc đạt cho tín đồ chung, chớ không phải đạt cho một người hoặc một Hội Thánh nào. Các thơ tín được viết trước nhứt để đáp lại thơ từ đã nhận trước, hoặc là nhờ tin tức thuật bằng miệng từ nơi nào báo cho, như là một vấn đề cần chú ý đến trong một Hội Thánh riêng nào (I Cô-rinh-tô 1:11; I Tê-sa-lô-ni-ca 3:5,6). Song các thơ tín cũng có thể hiệp với người nào cùng một cảnh ngộ; Phao-lô cũng răn bảo đưa mấy thơ của mình cho người khác đọc, trừ ra những người thơ đạt cho (Cô-lô-se 4:16). Các Sứ đồ xưng rằng các thơ tín là lời của Ðức Chúa Trời (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13; I Phi-e-rơ 1:12), và từ buổi đầu thơ tín đã kể vào hàng các sách Kinh Thánh khác. Phi-e-rơ năm 68 S.C.,nói về các thơ tín của Phao-lô như là phần của Kinh Thánh (II Phi-e-rơ 3:15,16), và Polycarpe năm 115 S.C. trích các Thi Thiên và Ê-phê-sô, đi đôi với nhau như là phần của Kinh Thánh. Các nhan đề của thơ tín không phải là phần của các bài nguyên văn. Sau nầy người ta đặt ở đầu và không phải là phần của Kinh Thánh.
Tiến sĩ Scofield chú thích về các thơ tín :
Tiểu dẫn các thơ tín của Phao-lô. Xem bài Phao-lô.
Tiểu dẫn các thơ tín đạt cho tín đồ vốn người Do-thái.
Trong thơ Hê-bơ-rơ, Gia-cơ, I và II Phi-e-rơ, và Giu-đe, ta thấy là một số các sách được soi dẫn khác với thơ tín của Phao-lô về nhiều phương diện quan hệ. Song sự khác nhau đó không có ý tranh giành nhau. Hết thảy phô bày cùng một Ðấng Christ, cùng một sự cứu rỗi, cùng một luân lý. Sự khác nhau ấy ở chỗ truyền rộng mở mang. Các thơ tín đạt cho tín đồ vốn người Do-thái có quan thiệp với những điều sơ học và nền tảng của Tin lành, còn đối với Phao-lô những sự khải thị về Hội Thánh được ban cho, địa vị Hội Thánh trong các mưu định của Ðức Chúa Trời, sự kêu gọi và sự trông cây của tín đồ liên lạc rất thiết yếu với Ðấng Christ trong một Thân thể.
Ðặc điểm khác nhau quan hệ là Phao-lô thấy một đoàn thể các tín đồ chơn thật, là những người bởi đó chắc chắn được cứu, còn các trước giả thơ tín đạt cho tín đồ vốn người Do-thái, tả vẽ Hội Thánh là một đoàn thể xưng mình tin Chúa, trong thời đại nầy, tức lúa mì và cỏ lùng lẫn lộn (Ma-thi-ơ 13:24-30). Bởi đó những bài họ viết đều có nhiều lời cảnh cáo tính để thức tỉnh và răn bảo những tín đồ chỉ có danh. Những đặc sắc trái ngược nhau là Hê-bơ-rơ 6:4-6 với Rô-ma 8:29-39; II Phi-e-rơ 1:10 với Phi-líp 1:6. Về phương diện nầy các thơ tín hiệp với Ma-thi-ơ 13:-23:; Công vụ các sứ đồ 2:-9:. Nhưng mà, hai thơ tín của Phi-e-rơ phần thuộc người Do-thái thì ít hơn, thật ra phần nhiều thuộc phổ thông hơn các thơ đạt cho tín đồ vốn người Do-thái. Phi-e-rơ đạt, trong thơ thứ nhứt, không phải cho người Do-thái, cũng không phải cho tín đồ vốn người Do-thái ở tại Giê-ru-sa-lem, hoặc Do-thái, song đạt cho những người ở tản lạc; còn thơ II Phi-e-rơ không riêng biệt cho người Do-thái mà thôi.