Cào cào và châu chấu. Sauterelle

        


      Từ xưa, các nước châu Á đã có cào cào. Trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ có chép hàng mười tên về những con cùng loài nầy. Chúa từng giáng tai vạ cào cào để răn dạy Pha-ra-ôn (Xuất Ê-díp-tô ký 10:4-19). Ngài lại thường dùng bầy cào cào lớn để phạt những nước có tội (Phục truyền luật lệ ký 28:38-42; I Các Vua 8:37; II Sử ký 6:28; Các Quan Xét 6:5; 7:12; Gióp 39:23; Giê-rê-mi 46:23; Dân số ký 13:33). Tiên tri cũng hết sức nói về tai vạ cào cào ghê gớm (Giô-ên 1:4; 2:1-11).
       Những đặc sắc về cào cào như sau nầy: có khi bầy cào cào vô số, đến nỗi che phủ mặt đất và mặt trời (Xuất Ê-díp-tô ký 10:15; Các Quan Xét 6:5; Giê-rê-mi 46:23); có hình giống con ngựa (Giô-ên 2:4,5; Khải Huyền 9:7,9); không có vua (Châm Ngôn 30:27); ăn sạch hết (Xuất Ê-díp-tô ký 10:12,15; Giô-ên 1:4,7); tiếng bay om sòm (Giô-ên 2:5; Khải Huyền 9:9); không thể ngăn cản (Giô-ên 2:8,9); vào nhà ăn gỗ (Xuất Ê-díp-tô ký 10:6; Giô-ên 2:9,10); không bay ban đêm (Ma-thi-ơ 3:17); có một thứ chim ăn nó, gió đùa xuống biển, song phần nhiều đi mất, không biết ở đâu (Na-hum 3:17; Xuất Ê-díp-tô ký 10:19); xác chết nó hôi thối lắm (Giô-ên 2:20).
       Châu chấu cũng thuộc về loài nầy, từ xưa đến nay có nhiều người ăn châu chấu (Lê vi ký 11:22; Ma-thi-ơ 3:4).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.