Cây vả. Figue.

       


      Khắp xứ Pha-lê-tin có trồng cây vả. Lá nó lớn và dày. Vợ chồng A-đam lấy lá cây vả đóng khố (Sáng thế ký 3:7). Bóng cây sum suê, có thể che mắt người ta (I Các vua 4:25; Mi-chê 4:4; Xa-cha-ri 3:10). Hằng năm, cứ đến cuối mùa Ðông, lá nó rụng hết. Qua tháng ba, mới nảy mụt trái ở bên lộc non. Lá dài, quả cũng vậy. Ðến tháng sáu thì trái chín, gọi là trái vả đầu mùa, vị rất ngon (Ê-sai 28:4; Giê-rê-mi 24:2; Ô-sê 9:10; Mi-chê 7:1; Na-hum 3:12). Còn lứa vả chín về cuối mùa Thu vị kém hơn. Cư dân ở Pha-lê-tin hay ăn trái vả hoặc ép làm bánh (I Sa-mu-ên 25:18; 30:12; I Sử ký 12:40). Bánh vả có thể đắp mụt ung (II Các vua 20:7; Ê-sai 38:21). Năm nào cây vả sai trái thì năm ấy tất được mùa; bằng không nứt lộc thì tất mất mùa (Ha-ba-cúc 3:17). Vậy, nên các nước mạnh đến đánh xứ Pha-lê-tin hay đốn các cây vả (Giê-rê-mi 5:17).
       Có hai lần Chúa Jêsus mượn cây vả làm thí dụ: 
             (1) Ma-thi-ơ 24:32; Lu-ca 21:29,30. Vừa lúc nhành non, lá mới đâm, thì biết mùa Hạ gần tới: thí dụ về Con người gần tới. 
             (2) Ma-thi-ơ 21:18-20; Mác 11:14. Chúa rủa sả cây vả có lá mà không quả: chừng thí dụ về kẻ giữ lễ nghi bề ngoài nhưng không có sự chơn thật nơi bề trong. Fausset cắt nghĩa trong Ma-thi-ơ 21:19 chép: "một cây vả" đứng riêng ở bên đường cũng như tội của người Do-thái là: dầu Chúa đã lựa chọn Y-sơ-ra-ên biệt riêng ra khỏi các nước (A-mốt 3:2), và vậy họ có quyền sanh lá, song không có ý muốn để sanh trái của đức tin và sự yêu thương. Dốc núi Ô-li-ve có che bóng cây vả đó, mặt trời soi sáng trên, và sương móc của trời nhuần tưới, song chỉ có sanh lá to mà thôi, chỉ bóng về sự làm chứng vô ích. So Ê-sai 5:; Ðức Chúa Trời săn sóc đến Y-sơ-ra-ên, song kết quả chẳng những là vô hiệu lại còn là sự lừa dối nữa.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.