Chánh phủ.

      


      Sự tổ chức chánh phủ Do-thái, không có cái chuẩn tắc nhứt định và khác hẳn với tri thức chánh trị ngày nay. Họ lập pháp tắc, đặt chế độ là giữ theo luật pháp của Chúa và những lề thói và thói tục di truyền thôi. Cứ theo nghĩa trong kinh điển, thì lập pháp không phải quyền ông vua thế gian được cầm nắm riêng. Chánh phủ có bốn việc trọng yếu: (1) Tư pháp; (2) Quân đội; (3) Tài chánh; (4) Hành chánh.
       I. Thời đại tôn giáo du mục.-- Ðời du mục, người ta chỉ biết có một nhà, một họ thôi. Người gia trưởng làm chủ, kiêm cả chức quan xét. Quyền lớn trong một nhà do người gia trưởng cầm nắm, kẻ khác không được can dự vào (Sáng thế ký đoạn 22-38; Phục truyền luật lệ ký 21:18-21; Các quan xét 11:30-40). Nhà nào có sự tranh giành rối ren, thì nhà khác đứng lên khuôn xếp giúp (Sáng thế ký 21:22-34; 31:45-54). Người gia trưởng làm việc gì nếu không hiệp lẽ thì chỉ có cách là kêu với Chúa (Sáng thế ký 31:49; 49:6). Gia trưởng liên hiệp lại, gọi là các trưởng lão (Xuất Ê-díp-tô ký 3:16; 18:21; Dân số ký 22:7). Khi chiến tranh các trưởng lão là trưởng từng chi phái một, chỉ có Môi-se là người đứng đầu dân chúng (Xuất Ê-díp-tô ký 2:14; 4:1; Dân số ký 16:). Quyền của Môi-se là do Chúa ban cho, người tin theo, không lìa bỏ, nên Môi-se mới có thể tiến cử Giô-suê để kế chức mình.
       II. Thời đại các quan xét.-- Bấy giờ gọi là thời đại tiến bộ. Bộ lạc du mục lần lần không chú trọng riêng về một nhà nữa. Có chỗ đã liên hiệp các trại, các xóm, lập nên một thành hoặc một xứ (Dân số ký 21:25, 32; Giô-suê 17:11), có đặt trưởng lão và quan trưởng để cai trị (Các quan xét 8:6, 14, 16). Khi có chiến tranh trưởng lão lựa lấy một người làm quan trưởng; sau khi việc yên, liền đặt làm Quan xét của dân chúng (Các quan xét 11:5-11). Trách nhiệm của các quan xét: chẳng những gìn giữ dân chúng, mà lại cốt làm việc tư pháp nữa. Quyền và chức quan xét ngang với vua, song không được đời đời cha truyền con nối. Sa-mu-ên truyền chức cho con (I Sa-mu-ên 8:1), đó chỉ là một trường hợp đặc biệt.
       III. Thời đại quân chủ.-- Người Do-thái vì hoạn nạn áp bách bèn lập quân chủ. Ông vua là trung tâm của đoàn thể; khi chiến tranh, làm nguyên soái: lúc yên ổn, làm quan xét. Bổ dụng trăm quan, cầm nắm mọi việc, quyền lực ông vua thật vô hạn! Song, hồi đó không đến nỗi xãy ra cái tệ chuyên chế quá chừng, là vì ông vua do dân cử lên (II Sa-mu-ên 2:4; 5:3; I Các vua 12:1, 20). Hồi trung thế, cái chế độ cha truyền con nối dấy lên, nhơn dân Do-thái còn được tham dự đến ngôi vua (II Các vua 14:21; 21:24). Quyền hạn của chánh phủ là quyền hành chánh và tư pháp (II Sa-mu-ên 15:2; II Các vua 8:5; 15:5). Về sau, quyền vua ngày một bớt trọng thì quyền trưởng lão ngày một nhẹ! Trong đời các quan xét, trưởng lão của các thành là người có quyền trong các địa phương; nhơn dân có thể do nơi họ mà bày tỏ ý nguyện mình (II Sa-mu-ên 19:11; I Các vua 20:7). Lần lần họ mới coi ý chỉ của ông vua mà làm theo (I Các vhực dám nói thẳng, dám can ngăn không thường thấy nữa (I Sa-mu-ên 22:17; Giê-rê-mi 36:25). Sưu thuế không có phép nhứt định, chẳng khỏi có sự đánh nặng, thu lạm; hoặc ép buộc dâng cống (I Các vua 4:7, 21,23), hoặc khuấy nhiễu bắt làm xâu (I Các vua 5:13), hoặc xâm chiếm điền sản của nhơn dân (I Các vua 21:16), hoặc lấy vàng bạc trong đền thờ mà nộp cho quân nghịch (II Các vua 18:15). Chương trình tư pháp đặt ra có chỗ giống, có chỗ khác với Phục truyền luật lệ ký 16:18; 17:8-13 đã chép: trên các tòa thẩm phán của các địa phương còn có pháp đình thượng cấp. Khi thực hành luật pháp, đâu cũng nhận là làm theo mạng Chúa. Lại có thầy tế lễ văn quan ở pháp đình tối thượng cấp cũng làm việc quan tư pháp (Xuất Ê-díp-tô ký 18:15; 19:17; 21:6; 22:8).
       IV. Thời đại quan xét sau khi từ Ba-bi-lôn trở về nước cũ.-- Khi Ba-tư cai trị Do-thái, Do-thái thuộc dưới quyền quan tổng đốc "phía bên nầy sông" (E-xơ-ra 5:3), chớ chưa có gì gọi là độc lập. Cứ như Nê-hê-mi 11:24 nói quan đại thần giúp vua cai trị dân, thì bấy giờ trưởng lão mới hơi xuất đầu lộ diện (Ê-xê-chi-ên 8:1; 14:1; E-xơ-ra 5:9; 6:7; Nê-hê-mi 2:16). Về sau, quyền thầy tế lễ được trọng lên, thì thầy tế lễ cả là chức quan rất cần yếu. Khi thuộc nước Hy-lạp cai trị người Y-sơ-ra-ên có quyền tự chủ: các trưởng lão được dự vào nghị viện do thầy tế lễ và quan trấn thủ cai quản. Còn thầy tế lễ cả thì nghiễm nhiên như người đứng đầu trong một nước. Năm 142 T.C., có người tên là Si-môn kiêm giữ cả chức thầy tế lễ lẫn chức trấn thủ. Ðến năm 105 có một vua lên trị vì đúc tên mình trên tiền bạc. Qua năm 63, suốt nước Do-thái bị nước La-mã chiếm lãnh. La-mã lựa người lập lên làm vua để cai trị Do-thái. Bây giờ quyền của thầy tế lễ cả và của quốc hội lần lần lại được khôi phục. Trừ án tử hình ra, hết thảy quyền tư pháp đều ở trong tay quốc hội. Nhà hội có quyền đoán xét. Nhưng người Do-thái kiều ngụ ở ngoài đều bị quốc hội cai quản.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.