Chìa khóa.

        

      Chìa khóa của người Do-thái làm bằng gỗ dài từ 15 đến 70 phân tây, có thể dùng để mở khóa cửa (Các quan xét 3:25). Trong Kinh Thánh lấy chìa khóa làm thí dụ rằng: "Ta sẽ đem chìa khóa nhà Ða-vít để trên vai nó; hễ nó mở, không ai đóng được; nó đóng không ai mở được" (Ê-sai 22:22). Ðó là lấy chìa khóa làm thí dụ về quyền bính (Khải Huyền 3:7). Chúa Jêsus có trách thầy dạy luật đã đoạt lấy chìa khóa của sự biết (Lu-ca 11:52). Ngài sẽ giao chìa khóa nước Thiên-đàng cho Phi-e-rơ (Ma-thi-ơ 16:19). Ðó là cho rằng quyền của chìa khóa rất hệ trọng. Trong đạo Thiên Chúa bèn lấy nề câu đó mà nói: Giáo Hoàng là người nối Phi-e-rơ, được có quyền đó. Nào có biết lời rất trọng yếu mà Ðấng Christ phán cùng Phi-e-rơ tức là lời ở Ma-thi-ơ 16:18. Vì Chúa Jêsus lấy đá làm thí dụ. Ðá tức chỉ về đạo mà Phi-e-rơ đã nhận, và đó là vì người mới tin mà nói vậy, Chúa nói Phi-e-rơ là hòn đá xây nhà, thế dường như cho Phi-e-rơ là tín đồ chơn thật thứ nhứt của Ðấng Christ, nên mới ban riêng cho quyền của chìa khóa. Có người nói Phi-e-rơ như kẻ quản gia, đến dịp tiện, phát lương phạn cho người nhà (Lu-ca 12:42; coi thêm 13:25). Vậy chìa khóa nầy là chìa khóa kho tàng. Cũng có người nói là chìa khóa nhà cửa, tức như Ðức Chúa Jêsus trách thầy dạy luật rằng đoạt chìa khóa của sự biết (Lu-ca 11:52; Khải Huyền 3:7). Coi vậy thì biết quyền của Phi-e-rơ là quyền mở, đóng cửa. Trước hết dùng quyền đó ở ngày lễ Ngũ-tuần: mở cửa nước Thiên-đàng cho người Do-thái (Công vụ các sứ đồ 2:41). Sau lại ở thành Sa-ma-ri dùng quyền đó mở cửa nước Thiên-đàng cho dân ngoại bang (Công vụ các sứ đồ 10:34-38; 15:7). Song Phi-e-rơ cũng dùng sai vì muốn đóng cửa lại (Ga-la-ti 2:11-14). Như vậy, cũng không có quyền gì là mầu nhiệm lắm. Vả, cứ theo giọng nói như bấy giờ, thì "buộc" có ý là ngăn cấm, "mở" có ý là ưng thuận. Thế thì quyền của Phi-e-rơ là quyền cai-trị Hội-thánh. Về sau khi đại hội nhóm ở thành Giê-ru-sa-lem, Phi-e-rơ cùng các Sứ-đồ và các trưởng lão cũng dùng quyền đó để cãi lẫy với mọi người (Công vụ các sứ đồ 15:6-11, 22-29). Vậy thấy quyền đó rõ ràng cũng cho cả người khác nữa (Ma-thi-ơ 18:18). Xem xét Tân Ước thì quyền Phi-e-rơ ở Hội Thánh không đến như khí thế Giáo-hoàng ngày nay (Công vụ các sứ đồ 15:13, 19). Và Phao-lô cũng thường trách Phi-e-rơ có lỗi (Ga-la-ti 2:11). Coi vậy, quyền "buộc, mở" không phải của riêng Phi-e-rơ, thế thì quyền chìa khóa cũng không phải một mình Phi-e-rơ được cầm nắm. Các môn đồ khác cũng có thể mở cửa nước Thiên-đàng cho người ta (Công vụ các sứ đồ 8:4; 11:9; 13:2). Vả Phi-e-rơ lần lần lui bước, Phao-lô và Ba-na-ba thì tấn tới lên. Xem hai ông nầy, sau khi truyền đạo trở về, thuật lại với Hội Thánh về tình hình mở cửa đức tin cho người ngoại (Công vụ các sứ đồ 14:27) thì biết quyền đó không phải riêng của Phi-e-rơ và cũng không như lời giảng bậy của Giáo-hoàng ngày nay.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.