Chiêm bao.

       


      Ðời xưa, người Ba-by-lôn, người A-si-ri, người A-ra-bi, và người Ai-cập đều cho chiêm bao là sự cần yếu hơn hết. Lại cũng có người bàn điềm chiêm bao (Sáng thế ký 40:5, 8; 41:1-30; Ða-ni-ên 2:1-45; 4:4-27). Người Do-thái hay tin chiêm bao. Mà Chúa cũng hằng dùng điềm chiêm bao để sai bảo người (Sáng thế ký 20:3; 28:12; 31:10, 24; I Các vua 3:5; Giô-ên 2:28; Ma-thi-ơ 1:20; 2:13, 19;  Công vụ các sứ đồ 23:11; 27:23). Chiêm bao có ý nghĩa đáng tìm kiếm, như trong Sáng thế ký 37:6, 9; 41:25; Các quan xét 7:13; Ða-ni-ên 2:2, 28; 7:1. Chúa đem việc sẽ làm bảo trước cho người ta. Phàm ai thực được sự khải thị của Chúa trong chiêm bao (Gióp 33:15; Giê-rê-mi 23:28), thì phải nên tiếp nhận lấy cách kính trọng (Sáng thế ký 20:3; 31:24). Song, sự khải thị trong giấc chiêm bao chỉ là cách dạy dỗ hạng người trung tín (Dân số ký 12:6, 7, 8). Nên gìn giữ cẩn thận kẻo có kẻ lấy chiêm bao giả dối cám dỗ mình (Phục truyền luật lệ ký 13:1, 2, 3; Xa-cha-ri 10:2). Lại nên phân biệt nghiêm nhặt giấc chiêm bao tầm thường với sự khải thị của Chúa (Giê-rê-mi 23:25, 32; 27:9; 29:8). Sau-lơ cầu xin chiêm bao, song không được Chúa soi bảo (I Sa-mu-ên 28:6). Vợ Phi-lát bởi cớ Chúa mà đau đớn nhiều trong chiêm bao (Ma-thi-ơ 27:19). Chiêm bao và sự hiện thấy khác nhau: chiêm bao thì ở lúc người ta ngủ say; sự hiện thấy ở khi người ta tỉnh táo.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.