Tiếng Hê-bơ-rơ là Sippor (bắt chước tiếng kêu) một chim nhỏ trong Thi Thiên 84:3; 102:7; và Châm Ngôn 26:2. Tiếng đó thường dịch là chim, thật vậy, thường dùng để chỉ loài chim trời (Thi Thiên 8:8, 148:10; Ê-xê-chi-ên 17:23). Ấy có thể là thứ chim ăn mồi (Giê-rê-mi 12:9; Ê-xê-chi-ên 39:17), như con quạ và giống chim khác ăn thịt xác chết. Theo lễ nghi, chim sẻ có thể là loài chim sạch (Lê-vi ký 14:4; Nê-hê-mi 5:18). Chim đó sống trên núi hoặc trong các thành (Thi Thiên 11:1; 84:3), và làm tổ trên cây hoặc trên đất xung quanh nhà người ta ở (Phục truyền luật lệ ký 22:6; Thi Thiên 84:3). Tên đó gồm cả loài chim bò câu (Sáng thế ký 15:9,10), và trước nhứt gốc nghĩa là chỉ về một lòai chim nhỏ hay hót và chim thuộc về tước loại (passerine).
Trong Tân Ước tiếng Hy-lạp là Strouthion, chỉ về một thứ chim nhỏ, nhứt là chim sẻ. Người ta bán nó hoặc ăn thịt nó (Ma-thi-ơ 10:29; Lu-ca 12:6,7).
Có thứ chim sẻ hay ở gần nhà, gọi là chim sẻ Anh, thường thấy ở ven bờ biển xứ Pha-lê-tin. Có hai thứ khác là chim sẻ Ý và chim ở đồng lầy, nhứt là giống thứ hai thường ở trũng sông Giô-đanh và sanh sản trên các bụi gai. Thứ chim sẻ cây gần giống chim hay ở gần nhà, và trong xứ Pha-lê-tin hai giống đó không chia rẽ nhau; song các chim sẻ thường thấy ở trong các chu vi thánh của Ðền thờ ở trên núi, và ở trên núi Ô-li-ve. Có thứ chim khác thấy ở miền lân cận Biển Chết, song hiếm lắm. Có thứ chim sẻ đá thường ở các dãy núi trung ương Pha-lê-tin. Thomson nói khi một chim sẻ mất bạn thường thấy đậu một mình trên mái nhà, than thở số phận (so Thi Thiên 102:7). Tristram cũng trưng dẫn một loài sẻ (Monticola cyanus) là thứ chim sẻ ưa hiu quạnh thường đậu trên mái nhà vẫn kêu một tiếng đơn điệu và buồn thảm.