Chơn.

        


      Kinh-thánh thường dùng "chơn xiêu tó" hoặc "trợt chơn" làm thí dụ về khi người ta gặp tai nạn (Phục truyền luật lệ ký 32:35; Gióp 12:5; Thi Thiên 18:36; 66:9; 121:3; Giê-rê-mi 13:16; Ê-sai 8:14; Lu-ca 2:34). Ði chơn không, là ý lo buồn, đau thương (II Sa-mu-ên 15:30; Ê-xê-chi-ên 24:17), cũng là bộ dạng tôi tớ (Ê-sai 20:2). Rửa chơn cho người là việc hèn hạ (I Sa-mu-ên 25:41), cũng là ý kính trọng (Sáng thế ký 18:4; 19:2; Lu-ca 7:44; I Ti-mô-thê 5:10). Ngồi dưới chơn là giữ lễ thầy trò (Lu-ca 10:39;  Công vụ các sứ đồ 22:3). Phục dưới chơn, là có ý thật lòng vâng theo (Thi Thiên 8:6; Ê-sai 49:23; I Cô-rinh-tô 15:27; Hê-bơ-rơ 2:8). Ðạp chơn lên cổ quân ngịch, là tỏ ý làm sỉ nhục (Giô-suê 10:24). Phủi bụi đã dính chơn, là tỏ ý vứt bỏ (Ma-thi-ơ 10:14;  Công vụ các sứ đồ 13:51). Cởi giày khỏi chơn là tỏ ý kính trọng (Xuất Ê-díp-tô ký 3:5; Giô-suê 5:15); lại là ý bỏ mất quyền lợi (Phục truyền luật lệ ký 25:9; Ru-tơ 4:8). Lấy dầu thơm xức chơn Chúa Jêsus, là tỏ ra kẻ ăn năn kính trọng Ngài cách đặc biệt (Lu-ca 7:38; Giăng 12:3). Tục người Do-thái: người đi đường về, tất lấy nước rửa chơn (Sáng thế ký 24:32; 43:24; Các quan xét 19:21; II Sa-mu-ên 11:8). Vậy nên, khi vào đền thờ, thầy tế lễ trước phải rửa tay và chơn (Xuất Ê-díp-tô ký 30:19; 40:31, 32). Chúa Jêsus rửa chơn cho môn đồ (Giăng 13:2-5), chẳng những tỏ ý khiêm nhường, mà lại tỏ lòng hy sinh trọn vẹn nữa.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.