Chữ.

     

      I. Sự phát minh chữ Y-sơ-ra-ên.--
       Sáng thế ký không hề nói đến ai đã phát minh ra chữ. Thứ văn tự rất cổ còn sót đến giờ là chữ nước Ai-cập và nước Ba-by-lôn. Chữ Ai-cập là lối tượng hình, có sớm hơn. Chữ Ba-by-lôn là lối hình nhọn. Người Y-sơ-ra-ên thì ghép các chữ cái đặc biệt lại thành ra văn tự, cũng giống lối chữ Anh chữ Pháp. Phía tây châu A-si có vài thứ văn tự cũng hơi giống chữ Hê-bơ-rơ. Có nhiều bác sĩ đã từng khảo cứu, song không biết rõ cội gốc văn tự có từ bao giờ.
       II. Hình thức chữ.--
       Lấy 22 chữ ghép lại làm thành văn tự. Lại có các chữ số để ghi chép nữa. Viết thì từ hữu sang tả. Có lối viết chơn phương, cũng có lối viết tháu, viết tắt. Ma-thi-ơ 5:18 nói: "Một chấm một nét" theo nguyên văn, thì là chỉ về lối chữ Hê-bơ-rơ rất nhỏ mà nói. Ðời xưa sách vở không chấm câu: rất khó đọc! Sau có bác sĩ đặt ra độ hơn 30 lối chấm câu để giúp học giả tiện bề đọc sách. Các Kinh Thánh Cựu Ước của Thái-tây đã in ngày nay đều có chấm câu cả.
       III. Tài liệu sách vở.--
       Ðời xưa không có giấy, chỉ khắc chữ vào gỗ, da thôi. Về sau, người Ai-cập lấy lau, cói làm giấy; người Y-sơ-ra-ên cũng bắt chước dùng. Thứ giấy làm bằng da chiên thì bền hơn; song không chia thành từng trang. Sách nào dài thì can vài tấm da nối liền nhau rồi cuốn lại. Năm hơn 600 S.C., có người đạo Hồi đem giấy Tàu vào nước Do-thái; nhưng người Do-thái vẫn thích dùng da chiên để viết luật pháp.
       Trong đời Ê-sai nhiều người Y-sơ-ra-ên biết đọc và biết viết (Ê-sai 29:11, 12). Lại có người chuyên làm nghề viết chữ như Ba-rúc làm thư ký của Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 36:4). Ðời bấy giờ nghề in chưa phát minh; phàm sách đều do người chép tay, nên sách hiếm có và quí báu lắm. Trong một nhà hội, chỉ có một quyển Kinh Thánh thôi. Sự thực dầu có nhiều lắm, song rặt truyền khẩu cả; cũng khó chắc ngày sau có chép vào sách hay không.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.