Xứ Pha-lê-tin (Palestine) thuộc về nhiệt đới, nên cỏ dễ khô héo. Vì vậy, Kinh Thánh lấy cỏ để thí dụ về mạng sống người ta rất ngắn ngủi (Thi Thiên 90:5,6,7; 103:15; Ê-sai 40:6; I Phi-e-rơ 1:24). Trong Sáng thế ký 1:11,12, có nói đại khái về loài thực vật.
Tiến sĩ Scofield chú thích về cỏ lùng (ivraie).
Ví dụ về cỏ lùng mọc lên giữa lúa mì nầy (Ma-thi-ơ 13:24-30) được giải nghĩa bởi Chúa (câu 36-43). Ðây "gặt giống tốt" không phải là "lời" như ở trong ví dụ thứ nhứt (3-13) nhưng chỉ về kết quả của lời đó (I Phi-e-rơ 1:23) tức là con cái nước Ðức Chúa Trời. Những giống nầy (câu 37) được gieo ra nghĩa là rải rác đây đó trong đám "ruộng" chỉ về thế gian nầy (câu 38). "Thế gian nầy" chỉ cả về phần địa dư và chủng tộc -- địa cầu nầy và nhơn loại trong thế gian. Ðồng lúa của Ðức Chúa Trời trở nên một địa điểm cho quỉ Sa-tan hành động. Nơi nào mà con cái Ðức Chúa Trời nhóm họp lại. Nơi đó là "giữa đồng lúa mì" (câu 25,38,39). Sa-tan "gieo" con cái gian ác của nó, là người tự xưng mình là con cái Ðức Chúa Trời, và bề ngoài giống như con thật đến nỗi chỉ có thiên sứ mới có thể phân rẽ chúng ra khỏi con cái thật của Chúa (câu 28-30; 40-43). Quyền phép lừa dối của quỉ Sa-tan rất lớn đến nỗi cỏ lùng có khi được kể như con cái của nước Ðức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 7:21-23). Nhiều ví dụ và lời khuyên khác giúp chúng ta biết sự lẫn lộn đó (Ma-thi-ơ 22:11-14; 25:1-13, 14-30; Lu-ca 18:10-14; Hê-bơ-rơ 6:4-9). Thật ta thấy sự lẫn lộn đó từ Ma-thi-ơ 13: cho đến hết sách. Ví dụ về lúa mì và cỏ lùng không phải là một cảnh về thế gian nầy, nhưng về cảnh người xưng mình thuộc về nước Ðức Chúa Trời. Những người tự xưng là tín đồ song chưa tin, không bao giờ được gọi là con cái quỉ Sa-tan, chỉ gọi là tín đồ giả đạo đức (so sánh câu 38; Giăng 8:38-44; Ma-thi-ơ 23:15). Chỉ những tín đồ giả đạo đức gọi như vậy mà thôi.