Bằng tiếng Hy-lạp là Drakon, con rắn, con rồng.
Trong Cựu Ước thường dịch chữ Tannin là con rồng, con vật dài. Chữ Tannin chỉ về một loài rắn trên cạn (Xuất Ê-díp-tô ký 7:9 so 4:3,4; Thi Thiên 91:13, và có lẽ Phục truyền luật lệ ký 32:33), những thú vật lớn ở biển (số nhiều, Sáng thế ký 1:21 so Thi Thiên 74:13; 148:7), và cá sấu trong sông xứ Ai-cập (Ê-xê-chi-ên 29:3). Thứ cá sấu đó được tả vẽ như có hàm, có vảy, tại đó có những cá dính vào (Ê-xê-chi-ên 29:4), và có những chơn để khuấy nước (32:2), nằm trong biển trông các ngành sông Ni-lơ (29:3; 32:2), bơi lội (32:6), và người ta dùng nhiều móc câu lớn (29:4), và lưới (32:3) mà bắt.
Những chữ Tan dùng trong Gióp 30:29; Thi Thiên 44:19; Ê-sai 13:22; 34:13; 35:7; 43:20; Giê-rê-mi 9:11; 10:22; 14:6; 49:33; 51:37 dịch là con rồng; và Mi-chê 1:3,8; Ca Thương 4:3 dịch là chó rừng thì đúng hơn quái vật dưới biển; trái lại, bản Hê-bơ-rơ, Ê-xê-chi-ên 29:3; 32:2 nên đọc là con rồng.
"Con vật lớn dưới biển" mà Ðức Giê-hô-va trong ngày Ngài giải cứu Y-sơ-ra-ên, là Antichrist, như Ba-by-lôn trên bờ sông Ơ-phơ-rát cùng làm hình bóng nữa (Ê-sai 27:1). Trong Thi Thiên 74:13 Ngài "bẻ gãy đầu quái vật trong nước." Các quan trưởng Ai-cập và Pha-ra-ôn, xưa được tả trong văn thơ như vậy, đúng như những cá sấu làm vua sông Ni-lơ. Cũng vậy, Ê-sai 51:9,10 nói cá sấu là biểu hiệu xứ Ai-cập; trên đồng tiền của Augustus có in hình đó, sau khi chiếm lấy Ai-cập. "Chổ ở" của những rồng tỏ ra sự hoang vu rùng rợn như có nhiều thứ rắn độc trong các nơi thành xưa đổ nát (Phục truyền luật lệ ký 32:33; Giê-rê-mi 49:33; Ê-sai 34:13).
Rồng trong Tân Ước hình bóng về con rắn xưa, ma quỉ (Khải Huyền 12:9; 20:2), tả vẽ bằng sắc đỏ ( chỉ nó là kẻ giết người từ buổi ban đầu), có 7 đầu, 10 sừng, một cái đuôi lớn, một miệng rộng, từ trong miệng rồng có thể khạc nước chảy như một con sông, sau những kẻ mà nó hủy diệt (12:3,4,15; 16:13). Nó đã bị quăng từ các từng trời xuống đất, từ đó nó bắt bớ Hội Thánh, và cuối cùng bị xiềng và bị nhốt trong vực sâu (12:7-17; 20:2,3). Trong mấy điều mô tả, con rồng giống như con thú trong 13:. Con thú nầy là sự lẫn lộn của 4 con thú trong Ða-ni-ên, và làm tiêu biểu cho những quyền thế đồng minh ở dưới đất chống cự với nước Ðức Chúa Trời (Ða-ni-ên 7:). Bức tranh con rồng thì rập theo hình con thú nó, vì con rồng là con rắn xưa cứ hành động và khuôn đúc tinh thần trong nước thế gian nầy, và khi tả vẽ rồng trong đoạn 12:, thì có những tính cách đặc biệt của cường quốc thế gian mà Ða-ni-ên nói nhiều sẽ gồm lại những đặc tánh của con rắn mô tả trong Sáng thế ký 3.