Ghen tương. Jalousie, Envie.

        


      Chắc ý của nguyên văn cả bằng tiếng Hy-lạp và tiếng Hê-bơ-rơ ghen tương nghĩa là "ấm" và "nóng". Cả hai dùng đều có ý tốt hoặc xấu, để bày tỏ cảm tình xấu hay cảm tình tốt.
       I. Khi nói Ðức Chúa Trời là Ðấng kỵ tà (Xuất Ê-díp-tô ký 20:5), thì vẫn có ý tốt, ấy là nói theo cách của loài người giống như chồng cho phép riêng đối với vợ mình, Ðức Chúa Trời đã lấy dân Y-sơ-ra-ên dường như làm vợ riêng nên đời dân đó chỉ nên vâng phục Ngài. Khi dân Y-sơ-ra-ên không vâng phục Chúa thì hình như dân ấy phạm tội ngoại tình và trêu chọc Chúa phải ghen tương. (Phục truyền luật lệ ký 32:16-21; I Các vua 14:22; Thi Thiên 78:58; Ê-xê-chi-ên 8:3; 16:38,42; 23:25; 36:5; 38:19). Khi ghen tương dùng cho người cũng có ý tốt và ý xấu. Có ý tốt khi nóng nảy lo về sự tôn trọng Chúa. Xem Dân số ký 25:11 (So sánh I Các vua 19:10; II Các vua 10:1,16) II Cô-rinh-tô 11:2 (So sánh Rô-ma 10:2. Về ý xấu tìm trong Công vụ các sứ đồ 7:9, Rô-ma 13:13; I Cô-rinh-tô 3:3; II Cô-rinh-tô 12:20; Gia-cơ 3:14,16).
       II. Luật về sự ghen tương có chép trong Dân số ký 5:11-31. Khi một người nghi vợ của mình phạm tội ngoại tình, thì đem một của lễ chay cho thầy tế lễ, vấn đề phạm tội hay vô tội sẽ được giải quyết bởi một cách thử có chép rõ ràng. Cách thử có ý cầu hỏi Ðức Chúa Trời để Ngài quyết định sự có tội hay không có tội.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.