Giấm. Vinaigre.

        


      Kinh Thánh nói giấm là thứ rượu phát chua vậy (Dân số ký 6:3). Vì giấm chua, cho nên ăn ghê răng (Châm Ngôn 10:26). Xưa người nhà quê, khi trời nắng gặt lúa vất vả, thường nhúng bánh vào giấm mà ăn cho mát ruột (Ru-tơ 2:14). Thứ giấm mà lính La-mã xưa thường dùng gọi là Posca, có lẽ là thứ giấm pha với mật đắng hoặc một dược mà kẻ thù nghịch Ðấng Christ đưa cho Ngài trên cây thập tự. Nhưng Ngài nếm rồi không chịu uống (Mác 15:23,36; Ma-thi-ơ 27:34). Vì chắc Ngài không muốn chịu đau đớn lúc tê dại bởi mật đắng; ấy là làm ơn cho một tội nhơn, nhưng cho Ðấng gánh vác tội lỗi, ấy là một sự giỡn cợt (Lu-ca 23:36). Song sau khi gần hết đau đớn trên thập tự giá, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, Chúa kêu "Ta khát", nhận lấy giấm mà người ta đưa (Giăng 19:28; Ma-thi-ơ 27:48). Ðể nguyên chất giấm thì chua, khó uống được. Người phương Ðông khi khát không có nước thường pha dầu với giấm để uống cho đỡ khát (Thi Thiên 69:21).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.