Giao ước (Hòm). Arche de l'alliance, ou Témoignage .

       


      Lại có tên khác gọi là hòm bảng chứng (Xuất Ê-díp-tô ký 16:34; Lê-vi ký 16:13), hoặc gọi là hòm giao ước của Ðức Giê-hô-va (Dân số ký 14:44, Phục truyền luật lệ ký 18:8), hoặc gọi là hòm giao ước của Ðức Giê-hô-va vạn quân (I Sa-mu-ên 4:4).
       Trong hòm giao ước có chứa hai bảng điều răn của Chúa để tỏ rằng đó là chứng cớ Chúa lập giao ước với dân Ngài (Xuất Ê-díp-tô ký 25:10-22; Phục truyền luật lệ ký 10:1-5). Hòm đó chế bằng gỗ Si-tim hình hộp chữ nhật. Ở trong hòm, trừ hai bảng điều răn, còn có cây gậy trổ hoa của A-rôn nữa (Dân số ký 17:10; Hê-bơ-rơ 9:4), và bình vàng đựng ma na luôn với sách luật pháp (Xuất Ê-díp-tô ký 16:33-34; Phục truyền luật lệ ký 31:26). Người Do-thái coi hòm giao ước đó là vật chí thánh. Khi dời hòm giao ước đi, người ta che đậy cẩn thận không cho ai nhìn, cả đến những người Lê-vi cũng không được ngó xem nữa (Dân số ký 4:5, 6, 19, 20).
       I. Lịch sử hòm giao ước.--
       Xét văn trong Phục truyền luật lệ ký 10:1-5, nói hòm giao ước là do Môi-se vâng theo mạng của Chúa mà làm ra, trong khi người Y-sơ-ra-ên đi trận (Dân số ký 10:33; 14:44) và vào khoảng tranh chiến được xứ Ca-na-an. Coi Giô-suê 3:3; 6:6, thì hòm giao ước là đồ quí trọng; về sau đem để ở Ghinh-ganh, rồi lại dời đến Bê-tên (Các quan xét 20:26-27), kế đó lại bày ở đền thờ Si-lô (Sa-mu-ên 3:3). Sau vì chiến tranh hòm đó bị người Phi-li-tin cướp lấy, qua bảy tháng sau, người Y-sơ-ra-ên, lại lấy lại được, bèn để ở Ki-ri-át Giê-a-rim (I Sa-mu-ên 4:1-7:1).
       Ðến đời Ða-vít làm vua, trước thì đem hòm giao ước đến nhà Ô-bết-Ê-đôm, rồi dẫn đến thành Ða-vít (II Sa-mu-ên 6:10-17); sau cùng đem vào trong đền thờ do Sa-lô-môn xây cất (I Các vua 8:1-8). Từ đó về sau, Kinh Thánh không chép đến hòm giao ước nữa. Trong đời vua Giô-xia trị vì, vua đó sai người Lê-vi đem hòm giao ước về, cứ để ở đền thờ, chớ không cho dời đổi đi đâu nữa (II Sử ký 35:3). Có lẽ vì cớ bấy giờ có vài vua thờ lạy hình tượng, làm dơ dáy đền thờ, nên thầy tế lễ mới đem hòm giao ước giấu một nơi riêng vậy. Ðến khi dân Giu-đa bị bắt làm phu tù, hòm giao ước không biết bị đem đi đâu, song có lẽ do một người tin kính nào giấu kín hoặc bị vua Ba-by-lôn phá hủy đi chăng. Còn đền thờ do Xô-rô-ba-bên và Hê-rốt xây cất thì không có hòm giao ước để ở trong đó.
       II. Yếu chỉ của hòm giao ước.--
       Người Y-sơ-ra-ên cho Giê-hô-va là Ðức Chúa Trời của cơ binh, hòm giao ước là đại biểu của Ðức Giê-hô-va: hòm  đó ở trong trại quân thì dân hằng được thắng (I Sa-mu-ên 4:3; II Sa-mu-ên 11:11), bằng chẳng thì sẽ bị thua (Dân số ký 14:44). Vậy nên hòm giao ước đi hay ở, không khác gì Chúa giáng lâm vậy (Dân số ký 10:35-36). Người ta hằng nói hòm giao ước ở đâu tức là Ðức Chúa Trời ở đó (I Sa-mu-ên 6:20; II Sa-mu-ên 6:7-14). Vậy, thì hòm giao ước chỉ về sự hiện diện của Chúa là Ðấng dẫn dắt tối cao vô thượng trong khi người Y-sơ-ra-ên đi trận đó. Người Y-sơ-ra-ên được các tiên tri dạy dỗ, mới thoát khỏi cái thói thờ lạy hòm giao ước như người ngoại bang thờ lạy hình tượng. Không ai được phép thấy hòm giao ước chỉ trừ thầy tế lễ thượng phẩm, hình bóng về Chúa không ai thấy được, và ảnh tượng Ngài chỉ có thể thấy trong Ðấng Christ (Giăng 1:18; Hê-bơ-rơ 1:3),là Hòm Giao ước thật, và làm Thầy Tế lễ Thượng phẩm cho Ðức Chúa Cha. Ðến thế kỷ thứ VII trước Chúa, mới gọi hòm giao ước là hòm chứa hai bảng mười điều răn.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.