Một miền trong xứ A-ra-bi, một phần dân là người Cúc, còn một phần người Giốc-tan dòng dõi Sem (Sáng thế ký 10:7, 29; I Sử ký 1:9, 23). Ha-vi-la quan thiệp với Ha-sa-ma-yết chỉ về một nơi trung ương hay phía Nam xứ A-ra-bi. Ha-vi-la ở trên bờ sồng Bi-sôn, miền đó có nhiều vàng, nhũ hương và bích ngọc (Sáng thế ký 2:11-12). Các thổ sản đó tỏ ra Ha-vi-la chắc ở miền núi phía Bắc Yemama. Không biết rõ giới hạn miền đó. Theo lời chép về chiến trận Sau-lơ với dân A-ma-léc, thì có thể biết miền Ha-vi-la từ miền núi chạy mấy trăm cây số về phía Bắc là nơi sa mạc xứ A-ra-bi (I Sa-mu-ên 15:7; so Sáng thế ký 25:18). Thỉnh thoảng có một số dân từ đó dời đi nơi xa chắc cũng mang tên đó, nhứt là ở bờ biển Phi-châu gần eo bể Bab el-Mandeb.
Ha-vi-la. Havila.
Một miền trong xứ A-ra-bi, một phần dân là người Cúc, còn một phần người Giốc-tan dòng dõi Sem (Sáng thế ký 10:7, 29; I Sử ký 1:9, 23). Ha-vi-la quan thiệp với Ha-sa-ma-yết chỉ về một nơi trung ương hay phía Nam xứ A-ra-bi. Ha-vi-la ở trên bờ sồng Bi-sôn, miền đó có nhiều vàng, nhũ hương và bích ngọc (Sáng thế ký 2:11-12). Các thổ sản đó tỏ ra Ha-vi-la chắc ở miền núi phía Bắc Yemama. Không biết rõ giới hạn miền đó. Theo lời chép về chiến trận Sau-lơ với dân A-ma-léc, thì có thể biết miền Ha-vi-la từ miền núi chạy mấy trăm cây số về phía Bắc là nơi sa mạc xứ A-ra-bi (I Sa-mu-ên 15:7; so Sáng thế ký 25:18). Thỉnh thoảng có một số dân từ đó dời đi nơi xa chắc cũng mang tên đó, nhứt là ở bờ biển Phi-châu gần eo bể Bab el-Mandeb.