Hếp-rôn. Hébron (Sự liên lạc, hiệp một).

       


      I. Con thứ ba của Kê-hát là con thứ hai của Lê-vi; là anh em của Am-ram cha của Môi-se và A-rôn (Xuất Ê-díp-tô ký 6:18; Dân số ký 3:19; I Sử ký 6:2; 23:12). Dầu không có chép tên của các con, song là tổ phụ lập ra họ hàng Hếp-rôn (Dân số ký 3:27; 26:58; I Sử ký 26:23-31).
       II. Thành xưa ở xứ Ca-na-an, xây bảy năm trước thành Xô-an ở xứ Ai-cập (Dân số ký 13:22). Hếp-rôn ở miền núi Giu-đa, cách xa thành Giê-ru-sa-lem ở phía Nam độ 30 cây số, và cách xa Bê-e-Sê-ba phía Bắc độ 30 cây số nữa.
       Tên xưa gọi là Ki-ri-át A-ra-ba (Các quan xét 1:10), theo tên của A-nác, người sanh ra giống người giềnh giàng, con cháu A-na-kim (Giô-suê 15:13-14 và 21:11-13). Sau cũng tạm gọi là Mam-rê, tức chỗ Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp kiều ngụ và được an táng (Sáng thế ký 14:13-24; 23:2-19; 35:27).
       Trong đời Giô-suê, Hếp-rôn được thuộc về phần sản nghiệp của Ca-lép, chi phái Giu-đa (Giô-suê 14:13-15; 15:13; Các quan xét 1:20). Sau, lựa làm một thành ẩn náu, chia cho người Lê-vi (Giô-suê 20:7; 21:11-13). Ða-vít làm vua ở đó 7 năm rưỡi (II Sa-mu-ên 2:3; 5:5). Áp-sa-lôm cũng dấy nghịch và tự xưng vương tại đó (II Sa-mu-ên 15:10).
       Nay thành đó gọi là el-Khulil bởi người theo Hồi giáo, nghĩa là bạn của Ðức Chúa Trời, dân số được một vạn người. Vì đó là một thành rất cổ nên khách du lịch cho thành nầy là thắng cảnh như thành Ða-mách. Ấy là nơi sản xuất các đồ pha lê, bình chứa nước bằng da, v.v... Trong thành có nhà thờ của Hồi giáo xây trên nơi mà người ta tưởng xưa là hang Mặc-bê-la, là nơi Áp-ra-ham mua để chôn Sa-ra (Sáng thế ký 23:2-20). Lại theo lời truyền khẩu, gần thành có cây của Áp-ra-ham trồng, và chỗ Sa-ra tắm, song không có bằng cớ đích thực.
       III. Trong Giô-suê 19:28, còn có một thành thuộc địa phận A-se, song gọi là Ếp-rôn chớ không phải Hếp-rôn.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.