Công chúng hoan nghênh Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem, đều kêu Ngài là Hô-sa-na, tức là ý cầu xin Chúa ban cho phước và Ðấng Mê-si vậy (Ma-thi-ơ 21:9, 15; Mác 11:9-10; Giăng 12:13). Xem Thi Thiên 118:25, thì là ý cầu Chúa cứu giúp. Lại khi giữ lễ Lều tạm ở đền thờ đến ngày cuối cùng thứ bảy gọi là "Ngày Hô-sa-na Lớn", các thầy tế lễ đọc Thi Thiên 113: đến 118:. Mọi người trong lòng vui mừng, thường đồng thinh kêu lớn tiếng "Hô-sa-na" ở khoảng giữa câu trên và câu dưới cách nhau. Hội Thánh đời sau dầu quên mất cái ý chính của nguyên văn, nhưng trong các bài thi ca vẫn còn hình dạng chữ Hô-sa-na. Cũng cho nghĩa là vui mừng, nhảy nhót và khen ngợi. Khi Hê-bơ-rơ 9:28 và Khải Huyền 7:9-10 được ứng nghiệm mà Chúa tái lâm, thì Y-sơ-ra-ên sẽ dự phần về tiếng kêu Hô-sa-na đó và la lên "Phước cho Ðấng nhơn danh Chúa mà đến!" (Lu-ca 13:35; Thi Thiên 118:25-26; Ê-sai 12:1-3).
Hô-sa-na. Hosanna (Hê Xin cầu cứu).
Công chúng hoan nghênh Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem, đều kêu Ngài là Hô-sa-na, tức là ý cầu xin Chúa ban cho phước và Ðấng Mê-si vậy (Ma-thi-ơ 21:9, 15; Mác 11:9-10; Giăng 12:13). Xem Thi Thiên 118:25, thì là ý cầu Chúa cứu giúp. Lại khi giữ lễ Lều tạm ở đền thờ đến ngày cuối cùng thứ bảy gọi là "Ngày Hô-sa-na Lớn", các thầy tế lễ đọc Thi Thiên 113: đến 118:. Mọi người trong lòng vui mừng, thường đồng thinh kêu lớn tiếng "Hô-sa-na" ở khoảng giữa câu trên và câu dưới cách nhau. Hội Thánh đời sau dầu quên mất cái ý chính của nguyên văn, nhưng trong các bài thi ca vẫn còn hình dạng chữ Hô-sa-na. Cũng cho nghĩa là vui mừng, nhảy nhót và khen ngợi. Khi Hê-bơ-rơ 9:28 và Khải Huyền 7:9-10 được ứng nghiệm mà Chúa tái lâm, thì Y-sơ-ra-ên sẽ dự phần về tiếng kêu Hô-sa-na đó và la lên "Phước cho Ðấng nhơn danh Chúa mà đến!" (Lu-ca 13:35; Thi Thiên 118:25-26; Ê-sai 12:1-3).