Hội dân. Congrégation.

       


      Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ dùng hai chữ kahal và edhah dịch ra tiếng quốc ngữ là hội dân hoặc hội chúng, chỉ về cả dân Y-sơ-ra-ên họp lại như một hội thánh khiết có dây tôn giáo hơn là dây chính trị ràng buộc. Thỉnh thoảng, có người ngoại bang ở giữa dân sự đã chịu phép cắt bì cũng được nhập vào (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:19). Song, đúng phép thì chỉ người Hê-bơ-rơ thật trong dân sự mới được họp lại (Dân-số Ký 15:15), khi hội chúng nhóm lại dâng của lễ chuộc tội (xem Lê-vi Ký 4:13-21; Phục-truyền Luật-lệ Ký 23:1-8) thì trục xuất những con đẻ hoang, người Am-môn, và Mô-áp cho đến đời thứ X, còn người Ê-đôm và Ai-cập thì đến đời thứ III. Người nào mắc bệnh thận cũng phải trục xuất (Phục-truyền Luật-lệ Ký 23:1). Mỗi người Y-sơ-ra-ên là một phần tử của gia đình; một họ hàng gồm có những gia đình; một chi phái gồm có những họ hàng; hội dân hay hội chúng gồm có những chi phái. Mỗi nhà, mỗi họ hàng, mỗi chi phái đều có một người đứng đầu cũng được gọi là "trưởng lão" hay "quan trưởng".
       Môi-se chọn 70 trưởng lão bởi Chúa chỉ ra để chia sẻ việc cai trị nặng nhọc của mình (Dân-số Ký 11:16). Khi hai ống loa bạc thổi lên, ấy là dấu hiệu cho toàn thể hội chúng nhóm lại tại nơi gọi là "cửa hội mạc" là chỗ nhóm họp (Dân-số Ký 10:2-4). Khi thổi một ống loa thì các quan trưởng phải nhóm lại. Dân sự phải bó buộc theo sự hành động của các quan trưởng (Giô-suê 9:18).
       Về sau, Hội Công luận (theo ý chọn 70 trưởng lão của Môi-se) làm đại biểu cho cả dân sự. Nhà hội nguyên chỉ về nơi nhóm họp, sau dùng làm nơi để thờ phượng.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.