Dịch là hoa tường vi trong Nhã Ca 2:1 (nguyên văn: anthos "một bông hoa") và trong Ê-sai 35:1 dịch là hường (nguyên văn: krínon "bông hường"). Tristram theo sách Targoum giải nghĩa Nhã Ca 2:1 theo tiếng Hê-bơ-rơ là "thủy tiên" đẹp, trắng và hương thơm dịu. Ấy là một thứ cây thường thấy ở trũng Sa-rôn và miền núi xứ Pha-lê-tin và người phương Ðông rất quí trọng, làm biểu hiện cho mùa Thu. Có người tưởng "hoa tường vi" là một thứ cây có củ (bulbe). Nhà văn hào Chateaubriand cũng nói đến hoa thủy tiên trong trũng Sa-rôn.
Hường thật thì ở xứ Mê-đi và Ba-tư. Song người ta mang trồng tại các xứ trên bờ Ðịa-trung-hải và mọc trên miền núi xứ Pha-lê-tin. Con đòi nhận biết tiếng của Phi-e-rơ ngoài cửa tên là Ðô-rơ, nghĩa là bông hường (Công vụ các sứ đồ 12:13) Tristram cũng nói bông hường thường mọc ở thành Giê-ri-cô gần dòng nước. Còn Bác sĩ Hooker có nhận xét 7 giống hoa hường rừng tại Sy-ri.