Kiêu ngạo. L'orgueil.

       

      Kiêu ngạo là một trong các tội lớn của người mà Kinh Thánh nói đến. Sa-tan vì kiêu ngạo, bị đuổi ra khỏi Thiên đàng (Ê-xê-chi-ên 28:17). Chúa răn người Y-sơ-ra-ên rằng: "Ta sẽ dẹp sự kiêu ngạo về năng lực các ngươi" (Lê-vi ký 26:19). Chúa nổi giận cùng vua Ê-xê-chia vì lòng kiêu ngạo, không báo đền ơn Ngài (II Sử ký 32:25). Ai kiêu ngạo, nấy bị Chúa gớm ghiếc và sẽ bại hoại (Châm Ngôn 16:5, 18). Chúa báo nặng kẻ ăn ở kiêu ngạo (Thi Thiên 31:23; xem thêm Ê-sai 2:12; Rô-ma 1:30; Gia-cơ 4:6).
       Cứu Chúa Jêsus dẫu không dùng nhiều chữ "kiêu ngạo", nhưng Ngài cũng nhắc đến khi nói về sự làm dơ dáy người (Mác 7:22). Vả, lời dạy và gương sáng Ngài đều cốt khiến môn đồ diệt hẳn lòng kiêu ngạo. Ngài dẫu bình đẳng với Ðức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng đó là sự nên nắm giữ (Phi-líp 2:6). Ngài phán: "Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường, nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta" (Ma-thi-ơ 11:29). Chúa có quở trách bốn thứ kiêu ngạo:
       (1) Kiêu ngạo về tôn giáo, như bọn người Pha-ri-si giả hình, cầu tiếng khen, coi khinh người khác (Ma-thi-ơ 6:5; 23:5; Lu-ca 18:9; 20:47).
       (2) Kiêu ngạo về quốc gia, như người Giu-đa cậy về tổ tông và pháp luật, coi khinh nước khác. Chúa thường tìm cách để răn dạy họ (Lu-ca 4:25-27; Ma-thi-ơ 8:12; 21:33-45).
       (3) Kiêu ngạo và năng lực Chúa Jêsus răn rằng: "Hãy giữ mình, đừng khinh dể một đứa nào trong những đứa trẻ nầy" (Ma-thi-ơ 18:10). Lại phán: "Nước Ðức Chúa Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy (Lu-ca 18:16).
       (4) Kiêu ngạo về địa vị và danh phận. Chúa Jêsus rửa chơn cho môn đồ, chính là để quở trách về thứ kiêu ngạo nầy (Giăng 13:), dạy những kẻ ưa ở ngôi cao (Lu-ca 14:7; Ma-thi-ơ 23:6), và cho rằng ai khiêm nhường sẽ là lớn hơn hết (Ma-thi-ơ 18:4; 20:27).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.