Macchabées.

       


      Danh hiệu nầy nguyên là tên đặt thêm cho Judas, một con của Mathathias, sau làm rộng nghĩa chỉ về cả gia đình mà Judas là một trong những người đại biểu cao thượng nhất. Danh từ nguyên văn Maccabi có lẽ từ Makkâbâk tức là "cái búa". Dầu tên Macchabée đã được phổ thông hơn, nhưng Asmonaeans hay Hasmonaeans là tên riêng cho cả gia đình, do từ tên Cashmon là cụ tổ của Mathathias. 
       1. Những duyên cớ sanh chiến tranh của Macchabées chỉ rõ trong bài Antiochus IV. Ngọn cờ độc lập được giơ lên trước nhất bởi Mathathias, một thầy tế lễ thuộc ban thứ Giô-a-ríp (I Sử ký 24:7), thuộc dòng dõi quí phái nhất. Vì đã cao tuổi lúc khởi nghĩa, không thể chống với sự mệt mỏi, nên ông không sống lâu, chết năm 166 T.C., và được "chôn trong mồ mả của tổ phụ mình tại Modin".
       2. Chính Mathathias cử Judas, dường như là con thứ ba, kế tiếp mình để quản trị công việc chiến tranh đòi  độc lập. Nghị lực và sự khôn khéo của "người Macchabée", như thường gọi là Judas, đều chứng rõ cha cử như thế là rất phải. Sau khi đã thắng nhiều trận trên quan tướng của Antiochus, và đánh bại Lysias mà Antiochus Epiphanes đặt cai trị các tỉnh xứ Pha-lê-tin, thì Judas chiếm thành Giê-ru-sa-lem , trừ "tháp", và dẹp sạch Ðến thờ ngày 25 tháng Kisleu, đúng ba năm sau khi bị làm o uế. Khi Deme1trius kế ngôi Antiochus thì những người Giu-đa ái quốc nổi lọan, vua sai Nicanor đánh với Judas. Nicanor thất bại, trước nhứt tại Capharsalama, sau trong một trận quyết liệt tại Adasa gần cánh đồng Bết-Hô-rôn (161 T.C.). ngày 13 tháng Adar, Nicanor tử trận. Cuộc thắng trận nầy là lớn nhất của Judas, và bởi đó người Giu-đa được độc lập. Song thình lình có một cuộc xâm lấn xứ dưới Bacchides. Judas chỉ đủ thì giờ thâu họp một ít người để chống với sự nguy hiểm bất ngờ đó, và phần đông lìa bỏ Judas trước khi ra trận. Song lòng can đảm của Judas không rung chuyển, và người chết tại Éleasa đang khi đánh một trận mà lực lượng rất bất đồng với đạo binh xâm chiếm. Các anh em Judas đem xác người mà chôn trong mồ mả của tổ phụ mình tại Modin (161 T.C.). 
       3. Sau khi Judas chết, đảng ái quốc dường như trong ít lâu bị tan rã, chỉ khi có một cơn đau khổ khôn xiết xảy ra mới khiến đảng lập lại để cứ chiến đấu. Họ tôn Jonathan biệt hiệu là Apphus (cẩn thận khỏi giả dối), con út của Mathathias đứng đầu. Sau hai, ba trận, Bacchides chịu nhận lời đề nghị của Jonathan, và khi Bacchides đi, thì Jonathan "đoán xét dân sự tại Mích-ma", dần dần mở rộng quyền lực mình. Khi Alexandre Balas đòi ngôi vua Sy-ri và được, ấy giúp đảng ái quốc đó và Jonathan lên chức thầy tế lễ thượng phẩm. Không bao lâu, vì giúp được thắng trận hơn Apollonius, quan tướng của Démétrius II thì Jonathan có thể bắt buộc vua chịu nhiều điều. Sau khi vua Alexandre Balas băng, Jonathan hiệp với Antiochus VI. Cuối cùng, Jonathan bị Tryphon phản và giết đi (144 T.C.).
       4. Khi Simon, người cuối cùng trong các con Mathathias còn sống, nghe tin tức Tryphon cầm giữ Jonathan tại Ptolémais, thì đặt mình đứng đầu đảng ái quốc. Simon giao thiệp với Démétrius II (143 T.C.), và kết quả là người Giu-đa được công nhận độc lập. Cuộc tranh đấu lâu dài nầy đã kết liễu cách oanh liệt. Simon làm cách khôn ngoan, khéo léo nên được người La-mã giúp cho dân tộc mình và làm chắc chắn những tờ hòa ước trước. Sau khi đã lo về việc ngoại giao rồi, Simon lo việc cai trị trong nước. Song Simon với hai con trai mình bị giết tại Dok bởi Ptolémaeus (135 T.C.).
       5. Sự phản bội của Ptolémaeus không đạt tới mục đích. Johannes Hyrcanus, một trong các con Simon, thoát khỏi cuộc âm mưu giết mình, tức thì kế tiếp mà cai trị (135 T.C.). Ban đầu, Hyrcanus bị Antiochus Sidetes áp chế, và mới gìn giữ Giê-ru-sa-lem miễn là hủy phá các đồn lũy và chịu nộp thuế (113 T.C.). Người chinh phục xứ Y-đu-mê, chứng quyết giao ước kết với La-mã, và sau hết, tiêu diệt xứ Sa-ma-ri là xứ ganh đua với Giê-ru-sa-lem làm nơi thờ Chúa (109 T.C.). Sự sang trọng bề ngoài của chính thể Hyrcanus bị những sự chia rẽ lớn lên bên trong giảm bớt. Song Johannes Hyrcanus trốn thoát số phận của các anh mình mà chết cách bình an (106-105 T.C.). Con cả của người là Aristobulus I kế vị cha, là người thứ nhứt lấy tước hiệu vua, dầu trước Simon đã hưởng đầy trọn quyền một vua.
       6. Những cố buộc về sự chiến đấu trong đời họ Macchabées hơi giấu kín trong bài tóm tắt nầy, nhưng có thể thấy được. Sự tranh nhau lên ngôi vua Sy-ri (153 T.C.), về phần chính trị là trung tâm điểm cuộc chiến đấu  của dân Giu-đa để được độc lập, nên có thể chia cuộc đó làm hai thời kỳ lớn. Trong kỳ thứ nhứt (168-153 T.C.) những người Giu-đa ái quốc phấn đấu khi thắng khi bại, chống với toàn thể sức mạnh của Sy-ri. Trong thời kỳ thứ nhì (153-139 T.C.), có mấy phái ganh nhau nhờ mình giúp, nên người Giu-đa thỉnh thoảng được công nhận độc lập, dầu khi thời nguy hiểm qua rồi thì những lời công nhận đó bị bỏ. Dầu đắc thắng như thế, nhưng không nổi danh tiếng lắm, song về phần vinh hiển không kém những cuộc chỉ ít người anh hùng duy trì sự tự do và tôn giáo mình chống với các quyền lực lớn. Không phải vì thắng những sự khó khăn bên ngoài mà sự can đảm của họ Macchabée được tỏ ra, song vì những phe chia rẽ bên trong làm cho sự duy trì sự đắc thắng đó càng khó hơn. Nếu coi chiến tranh họ Macchabée chỉ như can thiệp về phần chính trị thì thật sai lầm lắm. Chỉ cần xem xét sách Ða-ni-ên thì đủ biết những hy vọng cao thượng về phần thần quyền cũng phải nhờ kết quả của chiến tranh đó.
       Khi những cảm giác của dân tộc Giu-đa lấy sức mới quay về đức tin của các tổ phụ, chắc có thể trông đợi một thời kỳ sáng tạo mới trong văn chương của quốc gia; hay là nếu lối văn chương Hê-bơ-rơ đó đã nhứt định theo mẫu mực thánh rồi, nên có thể trông đợi một đấng tiên tri hoặc một tác giả Thi-thiên để bày tỏ những quan niệm của đời mới theo những mẫu mực thuở xưa. Dầu vậy, ít nhứt một phần lãnh tụ trong đời họ Macchabée cảm thấy có một vực sâu ngăn cách đời mình với đời quân chủ hoặc đời bị lưu đày trước. Nếu tìm một tiên tri, nhưng họ nhận rằng không có thần tiên tri giữa mình. Pho sách tiên tri đã xong, và dường như không một người nào dám thử bắt chước tài liệu sách đó. Song các sách Magiographe (những sách Cựu Ước trừ Ngũ Kinh và các sách tiên tri) đều có bắt chước. Vậy thì những sự hiện thấy trong mặc thị của Ða-ni-ên được dùng làm mẫu mực cho những sự hiện thấy viết trong sách của Hê-nóc (Apocryphe) v.v...

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.