Màn trại. Tente.

        


      Người châu  Á xưa phần nhiều ở màn trại (Sáng thế ký 4:20). Vì họ làm nghề chăn nuôi, phải tìm cỏ cho súc vật, nên dời đổi không có nhất định chỗ nào (Ê-sai 38:12). Màn trại của người Hê-bơ-rơ xưa là thứ vải dệt bằng lông chiên hoặc gai mịn. Khi đóng trại thì đóng chín cây nọc và chia làm ba đường. "Mỗi bức màn bề dài hai mươi tám thước, bề rộng bốn thước". Lấy dây buộc màn rồi cột vào nọc (Xuất Ê-díp-tô ký 26:2; Các quan xét 4:21; Ê-sai 54:2; Giê-rê-mi 4:20). Lại chia màn trại làm hai căn, treo một bức màn ở ba cây nọc hàng giữa: căn trước có thể tùy ý ra vào; căn sau là nơi gia quyến ở riêng (Nhã Ca 3:4; Các quan xét 15:1). Cựu Ước hằng nói đến nhà, tức là màn trại (Các quan xét 7:8; II Sa-mu-ên 20:1; II Các vua 8:21). Kinh Thánh lấy trời xanh và nơi thánh làm ví dụ về trại của Ðức Chúa Trời (Thi Thiên 61:4; 84:1; 104:2; Ê-sai 40:22). Thân người ví như nhà tạm của linh hồn, khi chết thì nhà tạm đó đổ nát (II Cô-rinh-tô 5:1; II Phi-e-rơ 1:13). Phao-lô và A-qui-la đều làm nghề may trại (Công 18:3).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.