Mật đắng. Bile.

       


      I. Là một chất đắng tiết ra từ gan của người và thú vật; song cũng dùng chỉ về sự gì cay đắng và làm hại (Gióp 20:14, 25). Nguyên văn Hê-bơ-rơ tỏ ra nó lỏng như nước và đắng. Xưa người ta tin nọc của rắn hổ mang là bởi mật nó ra. Công vụ các sứ đồ 8:23 "đương ở trong mật đắng" nghĩa là giữ những sự ghen ghét và độc ác trong lòng nghịch cùng điều thiện.
       II. Một thứ rau đắng có chất độc (Phục truyền luật lệ ký 29:18; 32:32-33; Thi Thiên 69:21) nguyên văn Hê-bơ-rơ là Rosh và Hy-lạp là Cholẽ. Nó tự nhiên mọc lên ở những luống cày (Ô-sê 10:4 gọi là cỏ độc), và trong Phục truyền luật lệ ký 29:18 chép "chớ có rễ sanh ra vật độc và ngải cứu" gọi là vật độc liên lạc với ngải cứu. Sự chịu hình phạt nặng có khi so sánh với nước uống pha mật đắng (Giê-rê-mi 8:14; 9:15; 23:15). Người lính hòa mật đắng với rượu đưa cho Chúa lúc ở trên thập tự, chắc có ý cho mê đi để bớt sự đau đớn; song Ngài nếm, không chịu uống, vì biết phải uống cạn chén (Ma-thi-ơ 27:34 so Thi Thiên 69:21).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.