Mật ong. Miel.

       


      Xưa xứ Ca-na-an nhiều mật, nên gọi là đất "đượm sữa và mật" (Xuất Ê-díp-tô ký 3:8, 17; Lê-vi ký 20:24). Vả, thứ mật sản xuất trong xứ đó phần nhiều ở đồng nột hoặc ở trong hang (Phục truyền luật lệ ký 32:13; Thi Thiên 81:16), hoặc ở rừng cây (I Sa-mu-ên 14:25-26). Giăng Báp-tít ăn thứ mật đó (Ma-thi-ơ 3:4). Con ong là vật nhỏ nhưng gây mật rất ngọt. Chúa cấm dâng mật trên bàn thờ với của lễ chay (Lê-vi ký 2:11), ấy chắc vì mật làm cho các vật khác dậy men, làm cho bánh chua, không dùng được với thịt quay, hoặc vì cớ ong là loài không sạch (Lê-vi ký 11:23), hoặc vì không muốn theo thói tục người ngoại bang thường dùng trong của lễ cúng thần tượng. Dầu vậy, Chúa truyền phải dâng mật đầu mùa cho Ngài (Lê-vi ký 2:12), ấy vì để riêng nuôi dưỡng các thầy tế lễ chớ không dâng trên bàn thờ.
       Kinh Thánh thường dùng mật làm thí dụ về ý tốt đẹp: Luật pháp Chúa "ngọt hơn mật" (Thi Thiên 19:10; 119:103); Sự khôn ngoan (Châm Ngôn 24:13-14); và ân điển Chúa (so Phục truyền luật lệ ký 32:13; và lời đáp câu đố Sam-sôn Các quan xét 14:18). Trong Ê-xê-chi-ên 16:13, 19 Chúa trách dân Ngài vì dâng mật cho hình tượng và trong Châm Ngôn 25:16, 27, Sa-lô-môn nói ăn mật nhiều quá thì chán, ấy chắc chỉ những sự sung sướng về phần xác và thế gian. Còn nói về sáp coi Thi Thiên 22:14; 68:2; 97:5; Mi-chê 1:4.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.