Vua của Sa-lem (Giê-ru-sa-lem) và thầy tế lễ của Ðức Chúa Trời Chí cao (Sáng thế ký 14:18); nguyên văn Ðức Chúa Trời Chí cao đó là 'El-'Elyõn mà Ba-la-am cũng dùng trong Dân số ký 24:16, và người Phê-ni-xi đời thái cổ cũng đặt cho thành đầu nhứt của mình. Sáng thế ký 14:22 tỏ 'El-'Elyõn đó là Ðức Giê-hô-va mà người thành Giê-ru-sa-lem thờ phượng, vậy cũng hiệp với Hê-bơ-rơ 7:1. Chắc Mên-chi-xê-đéc thuộc dòng Sem vì vốn có người Sem trong xứ Pha-lê-tin trước dân Ca-na-an, khi Áp-ram tới xứ Pha-lê-tin: "Dân Ca-na-an ở tại xứ" rồi (Sáng thế ký 12:6).
Sau khi đánh bại Kết-rô-lao-me và các vua đồng minh, Mên-chi-xê-đéc gặp Áp-ra-ham tại trũng vua (Sáng thế ký 14:17-20; II Sa-mu-ên 18:18), tức là trũng Xết-rôn, là nơi Áp-sa-lôm sau xây trụ gần Giê-ru-sa-lem. Sa-lem là tên cổ nhất, tên văn thơ (Thi Thiên 76:2), Giê-bu là tên sau, và Giê-ru-sa-lem là tên mới. Ấy hiệp với ý Si-điêm, Sô-đôm và Gô-mô-rơ ở phía Nam Biển Chết. Vậy khi Áp-ram từ Ðan về Hếp-rôn chắc tự nhiên đi đường qua Giê-ru-sa-lem. Theo nghĩa tên Mên-chi-xê-đéc, "vua sự công bình", rồi sau Giê-ru-sa-lem cũng có một vua đặt tên đó tức A-đô-ni-Xê-đéc (Hê-bơ-rơ 7:3 so Giô-suê 10:1). Mên-chi-xê-đéc sai "đem bánh và rượu" để bổ sức lại cho Áp-ra-ham (ấy nhắc lại lễ Tiệc Thánh), chắc sau khi đã dâng các con sinh là trái thứ nhứt những của cướp, như Hê-bơ-rơ 8:3 tỏ ra vì "lời chúc phước" và "phần mười" là không đủ để hành chức tế lễ hoàn toàn. Áp-ram, "bạn Ðức Chúa Trời" nhận biết Mên-chi-xê-đéc (có lẽ Chúa đã tỏ ra như thế) là một vị trổi hơn mình về phần thuộc linh. Dầu các đời đó mỗi tổ phụ là thầy tế lễ cho gia đình mình. Mên-chi-xê-đéc hiện đến thế nào cũng biến mất như thế tức là thình lình. Có luận giả tưởng là một sự hiện đến của Chúa Jêsus.
Khỏi gần 1.000 năm, Kinh Thánh chép về Mên-chi-xê-đéc nữa trong Thi Thiên 110:4 "Ðức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý rằng: Ngươi (Ðấng Mê-si) là thầy tế lễ đời đời, tùy theo ban ("giống như", Hê-bơ-rơ 7:15) Mên-chi-xê-đéc". "Ban" chỉ về chức, vì:
1. Mên-chi-xê-đéc kiêm chức vua với chức tế lễ (so Xa-cha-ri 6:9-15, nhứt 13). Ða-vít không thể làm hai chức đó, có thể gây nên sự đoán phạt song không thể chuộc tội cho dân sự mình (II Sa-mu-ên 24:17). Ô-xia nối ngôi Ða-vít cướp chức tế lễ nên bị phạt bịnh phung (II Sử ký 26:16-21). Vì có lời thề Chúa lập chức tế lễ nầy, ban tế lễ A-rôn không có, tỏ ra là trổi hơn hết. Vua Ða-vít chết, các thầy tế lễ dòng A-rôn cũng chết nên không thể cứ hành chức, ấy vì được lập theo luật (7:5); song chức tế lễ "giống như của Mên-chi-xê-đéc" được lập "theo quyền phép của sự sống chẳng hay hư hay hết", chép một nghìn năm sau khi Thi Thiên 110:4 (Hê-bơ-rơ 7:1-3, 15, 16-28).
2. Có chép: Mên-chi-xê-đéc "không cha, không mẹ, không gia phổ", song điều cốt yếu về chức tế lễ ban A-rôn phải có (E-xơ-ra 2:62-63; Xuất Ê-díp-tô ký 29:9, 29, 30; Lê-vi ký 21:13-14). Ðiều đặc biệt thứ hai về chức tế lễ Ðấng Mê-si là không phải từ người khác truyền lại và "không hề đổi thay" (Hê-bơ-rơ 7:24). "Không cha, v.v." chỉ về chức Mên-chi-xê-đéc chớ không phải về người, nghĩa là về chức không cần nhờ gia phổ mình như các thầy tế lễ A-rôn (Nê-hê-mi 7:64-65). Mên-chi-xê-đéc cũng không có "ngày đầu mới sanh,... không có ngày rốt qua đời" (Hê-bơ-rơ 7:3), khác nhau với các thầy tế lễ Lê-vi mới bắt đầu ba mươi tuổi và hết chức năm mươi tuổi. Ðấng Christ như người có cha mẹ, gia phổ v.v.. (Hê-bơ-rơ 7:3). Vậy, không thể nhứt định Mên-chi-xê-đéc không có song về chức chắc không chép, nên mới chỉ bóng về chức thầy tế lễ của Ðấng Mê-si được. Với Mên-chi-xê-đéc chức vua kiêm tế lễ trong xứ Ca-na-an hết; song chức tế lễ đó trong hình bóng còn lại "đời đời vô cùng" (Hê-bơ-rơ 7:4). Có một thuyết lý của một vua xưa ở Urusalim tên là Abd-Khiba, gởi 6 bức thư cho Aménophis IV, vua Ai-cập, và viết: "Không phải cha hay mẹ tôi đặt tôi trong chức nầy, là cánh tay của vua quyền thế lập tôi trong gia đình tôi". Người ta tưởng đây chỉ về Mên-chi-xê-đéc và Giê-ru-sa-lem, vì các thơ đó vào đời 1.400 năm T.C..
3. Chức tế lễ của Mên-chi-xê-đéc có trước chức tế lễ Lê-vi theo luật, vậy, có thể hành động khắp cả thế gian và vô cùng. Trái lại, chức tế lễ A-rôn là tạm thời, riêng cho địa phương và dân tộc nên không có quyền trên dân tộc khác. Mên-chi-xê-đéc chẳng những là thầy tế lễ trong thành Sa-lem, song Áp-ra-ham cũng công nhận như thế, và vua Sô-đôm dường như cũng vậy, nhận là một chức tế lễ phổ thông. Ấy là ý nghĩa Mên-chi-xê-đéc khi chúc phước cho Áp-ram: "Nguyện... Ðấng dựng nên trời và đất ban phước cho". Mên-chi-xê-đéc là người đầu và cuối được Ðức Chúa Trời chỉ định, và nhơn danh Chúa hành chức tế lễ cho người Sem và Cham, người dẫn đường cho đạo Tin lành được giảng khắp thế gian, để mọi dân tộc hiệp làm một dưới Ðấng Christ (Ga-la-ti 3:28; Cô-lô-se 3:11; Rô-ma 10:12).
4. Mên-chi-xê-đéc trổi hơn Áp-ram vì chúc phước cho và lãnh phần mười, bởi thế tỏ ra trổi hơn chức tế lễ của A-rôn và người Lê-vi trong gan ruột Áp-ram. Cũng vậy, Ðấng Mê-si trổi hơn các thầy tế lễ A-rôn vô cùng.
5. Mên-chi-xê-đéc là vua sự công bình và bình an, thì giống như Con Ðức Chúa Trời là Ðấng Mê-si (Ê-sai 9:6); ấy vì "công bình sẽ sanh ra bình an" (Ê-sai 32:17; Giê-rê-mi 23:6). Theo Hê-bơ-rơ 5:1-6 và Thi Thiên 110:4 có thể quyết định chính Ðức Chúa Trời gọi Mên-chi-xê-đéc lãnh chức tế lễ, và bởi đó, Mên-chi-xê-đéc có phép làm trung bảo giữa Chúa và người nên "chúc phước cho Áp-ram" nhờ Ðấng Chí Cao và thay Áp-ram ngợi khen Ngài vì đã phó kẻ thù nghịch vào tay Áp-ram (Sáng thế ký 14:19-20). Ấy làm thí dụ Ðức Chúa Trời giao phó cho Áp-ram ân tứ Ngài ban cho thế gian, và Áp-ram dâng cho Chúa mọi sự vinh hiển của sự đắc thắng mình là của cầm, lời hứa Ngài: "dòng dõi Áp-ram sẽ lấy thế gian làm gia nghiệp" được ứng nghiệm (I Cô-rinh-tô 3:22; Rô-ma 4:13);
Tiến sĩ Scofield chú thích về Mên-chi-xê-đéc:
Sáng thế ký 14:8.-- Xem bài Jêsus Christ, phần các hình bóng.
Hê-bơ-rơ 5:6, và Xa-cha-ri 6:11.-- Cũng xem bài Jêsus Christ, phần các hình bóng.