Mi-chê. Livre de Michée (Sách).

       


      Trong bản Hê-bơ-rơ, sách Mi-chê kể vào thứ sáu; theo bản Hy-lạp Septante đứng vào thứ ba.
       1. Ðược công nhận.-- Sách nầy là lời diễn giảng của tiên tri Mi-chê; ông tự làm và tự viết lấy. Ðặt lời và dụng ý giống sách Ô-sê. Trong thành Giê-ru-sa-lem, khi ai nấy đều biết sách nầy là vào cuối thế kỷ thứ VII T.C. và ông đã qua đời độ 100 năm rồi. Ðến cuối thế kỷ thứ III, sách nầy mới được kể vào hàng 12 sách tiên tri trong Cựu Ước Hê-bơ-rơ.
       2. Niên hiệu.-- Ngay trong câu đầu sách, Mi-chê chép hành chức tiên tri vào đời Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia là các vua nước Giu-đa, như vậy có một thời hạn độ 59 năm (756-697 T.C), từ khi Giô-tham lên ngôi đến khi Ê-xê-chia qua đời, và thời hạn ít nhứt là 16 năm (742-726 T.C.) tức từ khi Giô-tham chết cho đến khi Ê-xê-chia lên ngôi.
       3. Tài liệu.-- Theo một trong những lời tiên tri (3:12) định rõ Mi-chê sống vào đời Ê-xê-chia (Giê-rê-mi 26:18), và có lẽ giảng ngày lễ Vượt qua lớn, Khánh thành sự cải cách trong Giu-đa. Theo sự sắp đặt hiệp lý nhứt: đoạn 1: giảng đồng thời với Giô-tham vua Giu-đa và Phê-ca, vua Y-sơ-ra-ên; 2:1-4:8 đồng thời với A-cha, Phê-ca và Ô-sê; 3:12, vào năm cuối đời A-cha, và phần sách còn lại vào đời Ê-xê-chia. Bất luận vào thời nào các lời tiên tri được giảng ra lần đầu, nhưng hiện nay theo sự sắp đặt toàn thể tỏ ra có sự mở mang rất đều. Có ba giai đoạn, trừ câu đầu sách, đều bắt đầu với "Hãy nghe" bởi đó tự nhiên có thể chia sách làm ba phần: 1:-2:;3:-5:;6-7:, và mỗi phần với lời quở trách ngăm đe và cuối đó có lời hứa.
       Ðại đoạn thứ nhứt mở đầu với một bài tả cảnh Ðức Giê-hô-va đến đoán xét tội và những sự thờ hình tượng của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (1:2-4), và án phạt trên xứ Sa-ma-ri (5-9) bởi chính Quan xét. Tiên tri thấy sự nguy hiểm ngăm đe xứ, và nhờ tưởng tượng tả sự tàn phá của dân A-sy-ri đến xâm lấn xứ (1:6-18). Sự đoán phạt sắp có gợi duyên cớ, và Mi-chê tuyên bố lời khốn nạn trên dân sự vì sự suy đồi và tàn bạo giữa dân chúng, và trên các tiên tri giả dỗ dành dẫn đi sai lạc, chiều theo lòng ham muốn và xa xỉ (2:1-11). Tiên tri tuyên án phạt làm phu tù (2:10), song ngay sau đó có lời hứa được lập lại và trở về cách đắc thắng (2:12-13).
       Ðại đoạn thứ hai phán riêng cho các quan tướng và trưởng tộc dân sự; và quở trách nặng sự hà tiện và sự cướp phá họ. Song lời ngăm đe cũng có lời hứa lập lại theo sau, và trong sự vinh hiển của nước Ðấng Mê-si tiên tri không còn thấy có sự sầu thảm trên xứ nữa. Lời tiên tri trong đại đoạn nầy kết thành phần rất cảm động cả sách, và Éwald chia làm bốn khúc (4:1-8; 4:9-5:2; 5:3-9; 5:10-15).
       Ðại đoạn thứ ba (6:-7:) bởi hình bóng văn thơ, tả Ðức Giê-hô-va như đang tranh luận cùng dân sự Ngài, bàn cãi về cách cư xử Ngài đối với họ là công bình và những điều Ngài đòi là hợp lý. Cuộc biện luận trong đoạn 6: làm tăng sự thảm thiết và sự cảm động. Cả sách kết luận với một bài ca vui mừng về sự cứu chuộc lớn, như sự Xuất Ê-díp-tô, mà Ðức Giê-hô-va sẽ làm, và với lời công nhận hoàn toàn về sự thương xót và sự trung tín của Ngài đối với lời hứa Ngài (7:16-20). Câu cuối cùng sách được trưng dẫn trong bài ca của Xa-cha-ri (Lu-ca 1:72-73). Những lời dự ngôn của Mi-chê kể lại những sự xâm chiếm của Sanh-ma-na-se (1:6-8; II Các vua 17:4-6), và của Sanh-chê-ríp (1:9-16; II Các vua 18:13), sự hủy phá Giê-ru-sa-lem (3:12; 7:13), sự bắt phu tù sang Ba-by-lôn (4:10), sự từ đó trở về (4:1-8; 7:11), sự lập nước thần quyền tại Giê-ru-sa-lem (4:8) và Ðấng trị vì sẽ ra từ Bết-lê-hem (5:2). Có người tưởng 5:5-6; 7:8, 10 chỉ về sự hủy phá A-sy-ri và Ba-by-lôn. Ðáng chú ý: những lời tiên tri bắt đầu với lời cuối cùng chép của Mi-chê, con trai Giêm-la, là tiên tri trùng tên với tác giả sách nầy: "Khá nghe" (I Các vua 22:28).
       4. Lối văn.-- Ấy có thể so với lối của Ô-sê và Ê-sai. Lối viết là mạnh mẽ và bắt buộc người đọc chú ý, vì thình lình bỏ ý nầy sang ý khác nên có khi tối nghĩa, song có nhiều hình ảnh khác nhau theo sự chăn bầy (1:8; 2:12; 5:4-5, 7, 8; 7:14), đời sống quê mùa và miền đồng bằng (1:6; 3:12; 4:3, 12, 13; 6:15) mà cây nho, cây Ô-li-ve và cây vả của nơi đó có danh tiếng (I Sử ký 27:27-28), và giúp cho tiên tri bao nhiêu lời điển cổ (1:6; 4:3-4; 6:15; 7:1, 4) đến nỗi gợi ý Mi-chê giống A-mốt có lẽ là người chăn bầy hay người trồng nho nên đã nghe tiếng kêu của chó rừng (1:8) như khi canh bầy ban đêm và đã thấy các sư tử giết chiên (5:7).
       Lời Mi-chê được trích trong Ma-thi-ơ 2:5-6 và Ma-thi-ơ 10:35-36; Mác 13:12; Lu-ca 12:53; Giăng 7:42 nói đến lời tiên tri nữa.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về Mi-chê:
       Tiểu dẫn.-- Mi-chê là đồng thời với Ê-sai, nói tiên tri trong đời Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia, vua Giu-đa, và Phê-ca-hia, Phê-ca và Ô-sê vua Y-sơ-ra-ên (II Các vua 15:23-30; 17:1-6). Mi-chê là tiên tri tại nước Giu-đa (Giê-rê-mi 26:17-19), song sách người phần nhiều chỉ về xứ Sa-ma-ri.
       Sách Mi-chê chia làm ba bài tiên tri, mỗi bài bắt đầu; "Hãy nghe" 1:1-2:13; 3:1-5:15; 6:1-7:20.
       I. 1:1-2:11. Lời Chúa cáo nhà Y-sơ-ra-ên; lời hứa cho dân sót lại, 2:12-13.
       II. Sự đoán phạt dân phu tù, 3:1-12; Nước Ðấng Mê-si tương lai, 4:1-13.
       a) Nước sẽ cao cả (4:1).
       b) Phổ thông (câu 2).
       c) Bình yên (câu 3).
       d) Thịnh vượng khắp cả (câu 4-5).
       đ) Dân Y-sơ-ra-ên thu lại (câu 6-8).
       e) Sẽ có sự bị phu tù tại Ba-by-lôn xen vào (câu 9-10).
       g) Nước thế nào được lập: các dân ngoại họp lại nghịch cùng Giê-ru-sa-lem và chiến trận tại Ha-ma-ghê-đôn, so Khải Huyền 16:14; 19:17 (câu 11-13). Khúc xen vào (5:1-3), Vua sanh ra và bị bỏ, so Ma-thi-ơ 2:1-6; 27:24-25, 37 (5:1-2), và cuộc giữa sự bị bỏ và sự trở lại của Vua (câu 3). Trong thời kỳ của nước (5:4-15).
       III. Sự biện luận trước và hiện tại với Y-sơ-ra-ên (6:1-7:6); tiếng của dân sót lại trong những ngày sau rốt (7:7-20).
       1:6-16.-- Trong khúc nầy tả sự xâm lấn của người A-sy-ri, so II Các vua 17:1-18. Ấy là tình cảnh trong địa phương sanh ra lời tiên tri về sự xâm lấn lớn hơn trong những ngày sau rốt (Mi-chê 4:9-13), và sự cứu chuộc lớn tại Ha-ma-ghê-đôn (Khải Huyền 16:14; 19:17).
       5:2.-- So với Ê-sai 7:13-14; 9:6-7, "Con trẻ" sanh tại Bết-lê-hem, song "Con trai" sẽ "từ trước vô cùng".
       7:7.-- Mi-chê 7:7-20 trước hết là sự xưng tội và sự cầu thay của tiên tri, tự coi mình là một với dân sự, so Ða-ni-ên 9:3-19. Sự cầu thay là một sự thử rèn của chức tiên tri (Giê-rê-mi 27:18; Sáng thế ký 20:7). Song bài cầu nguyện của Mi-chê cũng tỏ ra lòng đau đớn của dân sót lại trong ngày sau rốt. Ấy là tiên tri lẫn lộn những sự gần và xa (so Thi Thiên 22:1; Ma-thi-ơ 27:46).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.