Là một thành trong bờ cõi Bên-gia-min cách phía Bắc Giê-ru-sa-lem 13 cây số (Nê-hê-mi 11:31). Có người nói đó tức là đèo núi Ép-ra-im, có hai "răng đá", một gọi là Bốt-sết, một gọi là Sê-nê, sừng sững mọc thành cái hang hiểm hóc (I Sa-mu-ên 13:23; 14:5). Người Phi-li-tin đóng trại tại Mích-ma để đánh dân Y-sơ-ra-ên; dầu có người Y-sơ-ra-ên sợ trốn giấu mình trong hang đá, nhưng Giô-na-than với người vác binh khí thắng người Phi-li-tin gần đó (I Sa-mu-ên 14:1-23). Người A-sy-ri sau dùng làm chỗ tiến quân (Ê-sai 10:28). Khi ở phu tù về cũng có người Mích-ma về quê mình (E-xơ-ra 2:27; Nê-hê-mi 7:31). Jonathan Maccabée ăn ở tại Mích-ma và cai trị dân Giu-đa. Trong đời Eusèbe và Jérôme (thế kỷ thứ IV S.C) Mích-ma là một làng lớn vẫn giữ tên đó.
Mích-ma. Micmas (giấu kín).
Là một thành trong bờ cõi Bên-gia-min cách phía Bắc Giê-ru-sa-lem 13 cây số (Nê-hê-mi 11:31). Có người nói đó tức là đèo núi Ép-ra-im, có hai "răng đá", một gọi là Bốt-sết, một gọi là Sê-nê, sừng sững mọc thành cái hang hiểm hóc (I Sa-mu-ên 13:23; 14:5). Người Phi-li-tin đóng trại tại Mích-ma để đánh dân Y-sơ-ra-ên; dầu có người Y-sơ-ra-ên sợ trốn giấu mình trong hang đá, nhưng Giô-na-than với người vác binh khí thắng người Phi-li-tin gần đó (I Sa-mu-ên 14:1-23). Người A-sy-ri sau dùng làm chỗ tiến quân (Ê-sai 10:28). Khi ở phu tù về cũng có người Mích-ma về quê mình (E-xơ-ra 2:27; Nê-hê-mi 7:31). Jonathan Maccabée ăn ở tại Mích-ma và cai trị dân Giu-đa. Trong đời Eusèbe và Jérôme (thế kỷ thứ IV S.C) Mích-ma là một làng lớn vẫn giữ tên đó.