Năm. Année.

       


      Nguyên văn Hê-bơ-rơ là Shanah, tức lặp lại (như trái đất xoay quanh mặt trời một vòng), giống tiếng La tinh annus, "năm" thật ra là một vòng, tức các mùa mà mỗi năm cứ thế mãi. Vậy, năm là thời gian thường chia dài nhứt. Xưa, dường như người Hê-bơ-rơ quen tính hai năm:
       1. Trong đời Nô-ê, dường như một năm tính 360 ngày vì trong truyện nước lụt (Sáng thế ký 7:11,24; 8:3,4; so câu 13), từ ngày 17 tháng hai đến ngày 11 tháng bảy năm đó chép là 150 ngày, và vì 8:13,14; 7:11; 8:4,5 chép về tháng Giêng, hai bảy, mười, một năm; và mồng 1 tháng mười năm đó cách mồng 1 tháng giêng sang năm ít nhứt 54 ngày (8:5,6,10,12,13), thì chỉ có thể tính một năm có 12 tháng. Trong Ða-ni-ên (7:25; 12:7) "kỳ" (là một năm), bởi đó, tính tổng cộng là 3 năm rưỡi hoặc 42 tháng của Khải Huyền 11:2; 1260 ngày (11:3; 12:6). Vậy, năm chia ra 360 ngày như thế thật rất đơn sơ, và chia 12 tháng phỏng tính theo âm lịch là 354 ngày còn theo năm (Vague) của người Ai-cập là 365 ngày. Từ khi Xuất Ai-cập năm Hê-bơ-rơ dường như theo âm lịch, dầu có lối tính theo dương lịch; bởi thế có thể nói năm âm lịch cũng đã dùng tính từ ngày Xuất Ai-cập. Năm Hê-bơ-rơ khác với năm Ai-cập, và ngoài buổi bắt đầu không nói năm Hê-bơ-rơ là mới. Có lẽ người Hê-bơ-rơ đã dùng trước khi xuống Ai-cập hoặc dân vào xứ Ai-cập, hoặc mượn của dòng dõi Sem kiều ngụ tại đó.
       Năm của người Hê-bơ-rơ mới lập, từ thời Xuất Ai-cập là năm bắt đầu từ tháng Abib, và ngày 14 tháng đó giữ lễ Vượt qua đầu tiên. Có thể định những đặc điểm năm đó, dầu không thể nhứt định từng năm một. Năm đó thật theo dương lịch, vì đã nhứt định những ngày trong năm phải dâng những lễ vật bằng thổ sản, trái đầu mùa, mùa gặt, và những trái đã thâu trữ. Trong số những ngày đó, có hai ngày trong kỳ lễ trọng, và ngày thứ ba là một lễ định từ thời trước. Song mỗi tháng tính theo mặt trăng mà bắt đầu từ ngày trăng mới. Vậy, chắc có một phương pháp để tính cho đúng mỗi năm nên bắt đầu ngày nào. Dầu Kinh Thánh không chép, có lẽ người Hê-bơ-rơ định ngày nguyên đán bởi cách xem xét mặt trời hoặc các vì tinh tú khác mọc hay lặn có thể làm dấu chỉ thời năm đúng theo dương lịch. Sau đã nhứt định trăng mới nào đứng đầu năm, hoặc bởi cách xem xét các vì tinh tú hoặc các mùa mọc thế nào, khi nào thấy khoảng giữa hết tháng 12 và thời ngày đêm bằng nhau (équinoxe) lâu quá thì mới biết phải thêm tháng nhuận (Véadar), như thế những ngày lễ dâng trái đầu mùa mới có thể hiệp với mùa đó được. Song phương pháp đó, dường như chỉ dùng sau khi làm phu tù trở về.
       Sau đó, người Do-thái có hai cuộc bắt đầu trong một năm, nên thường nói có hai năm: năm thánh và năm công dân; song ấy thật không đúng, vì chỉ là lối tính một năm mà thôi. Tháng Abib (hoặc Nisan) đứng đầu năm thánh lập từ Xuất Ai-cập (12:2; 23:15; E-xơ-ra 3:7), và tháng bảy (Éthnim hay Tishri) đứng đầu năm công dân (so Xuất Ê-díp-tô ký 23:16; 34:22; Lê-vi ký 25:4,9, v.v.). Vậy, thời giữa hai cuộc bắt đầu đó đúng nửa năm. Người ta cho rằng năm thánh lập vào kỳ Xuất Ai-cập là thay đổi cuộc bắt đầu, chớ không phải lập năm mới, và từ đó năm có hai cuộc bắt đầu hiệp với xuân phân và thu phân.
       Người Hê-bơ-rơ chia năm làm "mùa Hạ và mùa Ðông" (Sáng thế ký 8:22; Thi Thiên 74:17; Xa-cha-ri 14:8), và gọi thổ sản là trái của mùa hạ (Giê-rê-mi 8:20; 40:10-12; Mi-chê 7:1). Abib (chừng Avril) là "tháng gié lúa xanh" bắt đầu mùa Hạ; và tháng thứ bảy Éthanim (chừng Octobre) là "tháng nước đầy tràn những suối" bắt đầu mùa Ðông. Trong tháng Adar (chừng Mars) có lễ Lều tạm hết năm (Lê-vi ký 23:34).
       Cũng xem bài Sa-bát (năm) và bài Hân hỉ (năm).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.