I. Tên hình tượng xứ Canh-đê mà người A-sy-ri và Ba-by-lôn thờ (Ê-sai 46:1; Giê-rê-mi 48:1). Ấy là thần coi sóc về khoa học và văn chương, giống thần Thoth của Ai-cập, thần Hermes của người Hy-lạp và thần Mercure của La-mã. Nơi thờ đặc biệt là Borsippa gần Ba-by-lôn. Thổ dân phía Ðông và Tây sông Giô-đanh đều thờ Nê-bô. Vậy, nên thành và núi của họ đều đặt theo tên thần đó. Ngoài đó ra, có vua tên là Nê-bu-cát-nết-sa, và có lẽ Abed-nébo tức A-bết Nê-gô nữa. Ðó vì kính trọng thần đó và cũng vì cảm tình đối với thần đó nữa.
II. Một thành trong xứ Giu-đa, nói đến ngay sau Bê-tên và A-hi, cách phía Tây bắc thành Giê-ru-sa-lem chừng 18 cây số (E-xơ-ra 2:29; Nê-hê-mi 7:33).
III. Một thành của Ru-bên ở phía Ðông sông Giô-đanh được ở người Mô-áp (Dân số ký 32:3,37; 33:47; I Sử ký 5:8); song về sau lại về tay người Mô-áp (Ê-sai 15:2; Giê-rê-mi 48:1). Eusèbe và Jérôme cho là một với Nobah hay Kenath, chừng 12 cây số về phía Nam Hết-bôn.
IV. Một núi ở phía Ðông sông Giô-đanh, ở phía Bắc xứ Mô-áp, đối ngang Giê-ri-cô. Có lẽ là Jebel Néba, chừng 12 cây số về phía Ðông của sông Giô-đanh chảy vào Biển Chết. Mặt Tây núi nầy cao ngất, đứng sững; trèo lên, xa trông thấy núi Ga-la-át cách chừng 22 cây số phía Bắc và núi Ép-ra-im về phía Tây. Ðức Chúa Trời bảo Môi-se lên núi nầy để ngắm xem, lần đầu và cũng là lần chót, xứ Chúa hứa; rồi ông qua đời tại đó (Phục truyền luật lệ ký 32:49; 34:1-5; Dân số ký 33:47). Theo những khúc nầy ta có thể biết núi nầy không xa đồng bằng Mô-áp, tại đó người Y-sơ-ra-ên cắm trại, là đỉnh núi cao vượt khỏi dãy A-ba-rim về phía Tây, núi Nê-bô ở phía Ðông thành Giê-ri-cô, đứng trên đỉnh, có thể thấy rất rộng, bao quát cả xứ Pha-lê-tin.