Nê-hê-mi. Néhémie (người được Chúa an ủi).

       


      I. Một người dẫn những phu tù trở về với Xô-rô-ba-bên lần thứ nhứt (E-xơ-ra 2:2; Hê-bơ-rơ 7:7).
       II. Con trai A-búc, quản lý nửa phần Bết-xu-rơ, giúp đỡ trong việc xây sửa các vách thành Giê-ru-sa-lem (Nê-hê-mi 3:16).
       III. Con trai Ha-ca-lia, và dường như thuộc chi phái Giu-đa, vì Giê-ru-sa-lem "là nơi có mồ mả của tổ phụ" (Nê-hê-mi 1:1; 2:3). Mọi sự có thể biết về Nê-hê-mi chỉ có chép trong sách của ông.
       Trước hết ta thấy Nê-hê-mi ở kinh đô Su-sơ, nơi vua Ba-tư ngự mùa Ðông, đang làm quan tửu chánh của vuaạ t-ta-xét-xe Longimanus. Ấy là một chức cao vì phải nếm rượu dâng cho vua xem có ai bỏ thuốc độc, và cũng có phép vào chầu vua khi hoàng hậu ngồi cạnh (2:6). Năm thứ XX đời vua đó, tức 445 T.C., có một vài người từ xứ Giu-đê đến nói cho Nê-hê-mi hay cảnh tượng điêu tàn của Giê-ru-sa-lem. Nê-hê-mi rất buồn, sau khi cầu nguyện, lập ý đi đến Giê-ru-sa-lem để thử sửa sang tình hình dân tại đó, nên xin làm tổng trấn xứ Giu-đa và được phép vua sai đi. Vua sai quân lính hộ vệ đưa đi, lại ban chiếu chỉ cung cấp cho Nê-hê-mi gỗ đá nữa. Vậy, Nê-hê-mi đến Giê-ru-sa-lem nhậm chức trong nhật kỳ đã định cho vua.
       Chức vụ lớn của Nê-hê-mi là sửa xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem lần thứ nhứt từ khi bị Nê-bu-xa-A-đan hủy phá, và lập lại địa vị và giá trị đáng với một thành lũy như trước. Công việc Nê-hê-mi làm đó quan hệ biết bao! Không thể nói hết được, vì thật lập nên chánh trị và tôn giáo của dân tộc Do-thái trong các đời tương lai. Dân Do-thái tại Pha-lê-tin đã sa sút đến bậc nào được tỏ ra, vì từ năm thứ VI đời vua Ða-ri-út cho đến năm thứ VII đờiạ t-ta-xét-xe, không có lịch sử gì cả. Chỉ có một việc có thể phục hưng dân tộc, giữ bền luật lệ Môi-se, và lập nền tảng của sự độc lập tương lai, ấy là tu bổ lại vách thành Giê-ru-sa-lem. Vậy, Nê-hê-mi vừa tới Giê-ru-sa-lem thì đi thăm vách thành, khuyên lơn, thúc giục người Do-thái khởi công xây cất, lấy hết nghị lực không chậm trễ giây phút nào. Dầu phe địch hết sức chống nghịch, Nê-hê-mi vẫn cứ dạn dĩ đem dân làm việc, và "vì dân sự chuyên thành làm công việc" nên chưa đầy hai tháng thì xong. Bấy giờ là ngày 25 tháng 6 năm 444 T.C. (6:15).
       Nê-hê-mi thúc giục làm mau chóng như thế thật khôn ngoan. Ngay khi mới tới làm tổng trấn, San-ba-lát và Tô-bi-gia đã tỏ ra tức giận vì Nê-hê-mi lãnh chức đó. Khi thấy cuộc lập lại tấn bộ mau chóng, thì hai người đó càng phẩn uất. Họ bày mưu cho bọn có khí giới xông vào đánh những kẻ xây cất hầu phải ngưng công việc. Song Nê-hê-mi hết sức canh phòng và khôn khéo nên mưu định không thành. Họ phải bày nhiều mưu khác để đuổi Nê-hê-mi khỏi Giê-ru-sa-lem, và cũng tìm cách cất mạng sống người nữa. Mưu hầu được thành hẳn là họ thử làm cho vua nghi ngờ Nê-hê-mi có ý, khi tường thành xây xong, thì tự lập mình làm vua. Bức thơ rất xảo huyệt của San-ba-lát viết mà gởi cho vua, cảm độngạ t-ta-xét-xe ra chiếu chỉ bắt đình công cho đến mệnh lệnh sau. Có lẽ, cũng lúc đó, vua truyền cho Nê-hê-mi phải trở về Su-sơ, hoặc có lẽ hạn Nê-hê-mi nghỉ phép đã mãn. Khỏi một thời gian, có lẽ mấy năm, Nê-hê-mi lại được phép trở lại Giê-ru-sa-lem. Tại đó, Nê-hê-mi làm xong công việc mình, tức là xây sửa Ðền thờ và làm lễ khánh thành vách tường. Nê-hê-mi không nói đến chiếu chỉ nghịch đó. Chỉ vì 2:6 chép "Tôi định nhựt kỳ cho vua", và 6:19 "còn Tô-bi-gia gởi thơ để làm cho tôi sợ hãi", thì mới tưởng Nê-hê-mi đi vắng không có mặt tại Giê-ru-sa-lem. Ấy cắt nghĩa khoảng lâu năm giữa những đoạn đầu và những đoạn chót trong sách, vì dường như việc ngừng lại ngay sau những sự kể trong 6:16-19; và đoạn 7: lại kể tiếp những phương lược của Nê-hê-mi khi đã được quyền mới trở về làm việc.
       Trong khi cai trị, Nê-hê-mi bền lòng bài trừ sự hà lạm của người sang trọng, sự cho vay nặng lãi của người giàu, lại cứu giúp những người Do-thái nghèo khỏi cướp bóc và tôi mọi. Vì dân sự nghèo, Nê-hê-mi không chịu ăn lương của chức tổng trấn mình, trọn mười hai năm hành chức, song nuôi riêng 150 người Do-thái tại bàn mình, là người từ phu tù về. Nê-hê-mi rất cẩn thận lo nuôi dưỡng các thầy tế lễ và các người Lê-vi đương chức, và lập sự thờ phượng Chúa cách phải lẽ. Nê-hê-mi chú trọng giữ Ðền thờ với hành lang cho thánh sạch, và đuổi Tô-bi-gia ra khỏi "một cái phòng lớn" mà thầy tế lễ Ê-li-a-síp trước đã cho. Nê-hê-mi lại để những đồ dùng vào phòng mà trước đã dọn đi để cho Tô-bi-gia ở, và đặt những người Lê-vi lo coi sóc. Nê-hê-mi cứ bền lòng không tây vị, cất chức thánh khỏi những người trong họ hàng thầy tế lễ cả đã cưới vợ ngoại, và trách phạt những người thường dân đã làm vậy. Cuối cùng, Nê-hê-mi lo giữ ngày Sa-bát làm ngày thánh vì cả người Do-thái lẫn thương gia ngoại bang đã làm ô uế ngày đó; và vì nhứt quyết thi hành nên thành công, bãi bỏ sự buôn bán trái phép đó trong ngày yên nghỉ.
       Vậy, Nê-hê-mi là người rất tin kính và ái quốc. Giống Môi-se, Nê-hê-mi tình nguyện bỏ triều vua sung sướng để hiệp một với đồng bào trong cảnh suy đồi khốn cực. Nê-hê-mi không cầu tư lợi, song "tìm kiếm sự hưng thạnh của Y-sơ-ra-ên" (2:10). Nê-hê-mi can đảm và làm ngay như người lính trong cuộc khủng hoảng lúc đánh trận; nhưng cũng khôn ngoan như người khéo cai trị; biết cách đối đãi với kẻ thù và với vua độc tài Ba-tư, nhóm và tổ chức đồng bào xung quanh mình. Nê-hê-mi cai trị rất công minh và sửa đổi những sự hà lạm, chính mình làm gương sáng không ích kỷ, rộng rãi; trổi hơn hết, vẫn hằng ngày cầu nguyện, ngước mắt hướng về Chúa, và vắn tắt mọi hy vọng mình bằng lời cầu nguyện như câu chót sách: "Ðức Chúa Trời tôi ôi! Xin hãy nhớ đến tôi mà làm ơn cho tôi!"

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.