Dùng theo nghĩa bóng như trong Phục truyền luật lệ ký 29:18 nói về những kẻ thờ hình tượng "trong các ngươi cũng chớ có rễ sanh ra vật độc và ngải cứu". Ngải cứu là một loài cây đắng. Kinh Thánh dùng để chỉ về nguy hiểm (Châm Ngôn 5:4), tai nạn và buồn rầu (Ca Thương 3:15), hình phạt (Giê-rê-mi 9:15; 23:15), và không công bình (A-mốt 5:7; 6:12). Lại dùng làm thí dụ về tai nạn lớn lao trong ngày tận cùng thời đại nầy (Khải Huyền 11:8). Ngải cứu là tên ngôi sao sa xuống khi vị thiên sứ thứ ba thổi loa "biến nước ra như mùi ngải cứu và làm chết mất nhiều người ta" (Khải Huyền 8:11). Xưa, có người giải nghĩa những tiếng loa thổi là sự suy tàn của đế quốc La-mã và ngôi sao đó làm hình bóng về sự xâm lấn mọi rợ của Attila.
Ngải cứu. Absinthe.
Dùng theo nghĩa bóng như trong Phục truyền luật lệ ký 29:18 nói về những kẻ thờ hình tượng "trong các ngươi cũng chớ có rễ sanh ra vật độc và ngải cứu". Ngải cứu là một loài cây đắng. Kinh Thánh dùng để chỉ về nguy hiểm (Châm Ngôn 5:4), tai nạn và buồn rầu (Ca Thương 3:15), hình phạt (Giê-rê-mi 9:15; 23:15), và không công bình (A-mốt 5:7; 6:12). Lại dùng làm thí dụ về tai nạn lớn lao trong ngày tận cùng thời đại nầy (Khải Huyền 11:8). Ngải cứu là tên ngôi sao sa xuống khi vị thiên sứ thứ ba thổi loa "biến nước ra như mùi ngải cứu và làm chết mất nhiều người ta" (Khải Huyền 8:11). Xưa, có người giải nghĩa những tiếng loa thổi là sự suy tàn của đế quốc La-mã và ngôi sao đó làm hình bóng về sự xâm lấn mọi rợ của Attila.