Ngày. Jour.

      

      Ngày dài ngắn tùy theo thời tiết, vì vậy, từ đời thái cổ đã có sự công nhận một ngày công dân (hoặc sự chuyển vần của mặt trời) như là một thời gian làm mẫu mực. Sự khởi đầu một ngày công dân thay đổi trong nhiều nước. Người Ba-by-lôn kể từ lúc mặt trời mọc hôm trước đến lúc mặt trời mọc hôm sau; người Umbrians (miền trung ương Ý-đại-lợi xưa, từ trưa hôm trước đến trưa hôm sau; Người La-mã, từ nửa đêm trước đến nửa đêm sau. Người Hê-bơ-rơ tự nhiên công nhận lối tính sau cùng (Lê-vi ký 32:23 "từ chiều hôm nay đến chiều mai", từ Sáng thế ký 1:5 "có buổi chiều và buổi mai, ấy là ngày thứ nhứt".
       Người ta tưởng rằng người Do-thái xưa cũng như người A-rạp ngày nay, từ hồi rất sớm đã lập những tiểu ti đặc biệt từng phần của mỗi ngày thiên nhiên. Thật vậy, họ chia làm "buổi chiều, buổi sáng và ban trưa" (Thi Thiên 55:17), nhưng muốn cho đúng hơn, thì chia làm sáu phần không đều, mỗi phần đó cũng chia nhỏ hơn nữa, ấy là:
             1. Rạng đông.
             2. Mặt trời lên.
             3. Ngày khởi nóng chừng 9 giờ.
             4. Buổi trưa (Sáng thế ký 43:16; Phục truyền luật lệ ký 28:29).
             5. Lúc gió mát mẻ thổi "trước mặt trời lặn" (Sáng thế ký 3:8; người Ba-tư còn gọi thế cho đến ngày nay.
             6. Chiều tối. Câu "lối chiều" Xuất Ê-díp-tô ký 16:12; 30:8 là hồi giết chiên con lễ Vượt qua và dâng của lễ buổi chiều (Xuất Ê-díp-tô ký 12:6; 29:39). Người Sa-ma-ri thì nói lúc đó ở giữa mặt trời lặn và thật tối (Phục truyền luật lệ ký 16:6), còn các thầy Rabbins giải nghĩa là lúc bắt đầu và hết mặt trời lặn.
       Trước khi làm phu tù, người Do-thái chia đêm làm ba canh (Thi Thiên 63:6; 90:4): canh một, đến nửa đêm (Ca Thương 2:19); canh giữa, đến lúc gà gáy (Các-quan-xét 7:19); và canh sáng, cho đến lúc mặt trời lên (Xuất Ê-díp-tô ký 14:24). Những canh đó có lẽ hiệp với phận sự những người Lê-vi hầu việc trong Ðền thờ. Dầu lời định nghĩa "một canh là một phần ba đêm" người Do-thái nói rằng đêm vẫn có bốn canh (so Nê-hê-mi 9:3); nhưng canh tư kể là một phần của buổi sáng. Trong Tân Ước, có nhiều chỗ nói đến bốn canh, là mượn của người Hy-lạp và La-mã:
             1. Từ hoàng hôn đến chín giờ (Mác 11:11; Giăng 20:19).
             2. Ðến nửa đêm, từ chín giờ đến mười hai giờ (Mác 13:35).
             3. Ðến ba giờ sáng (Mác 15:35).
             4. Ðến rạng đông (Giăng 18:28). Chữ "giờ " thứ nhứt dùng trong Ða-ni-ên 3:6,15; 5:5. Có lẽ người Do-thái giống người Hy-lạp, học người Ba-by-lôn lối chia ngày làm 12 phần. Trong đời Chúa Jêsus thường thấy lối chia đó (Giăng 11:9).
       Tiến sĩ Scofield chú thích về ngày:
       1. Ngày, nghĩa theo Kinh Thánh.-- (Sáng thế ký 1:5) có ba ý:
             a. Ngày là phần có sự sáng của ngày theo dương lịch bằng 24 giờ (Sáng thế ký 1:5,14; Giăng 9:4; 11:9).
             b. Một ngày để riêng làm việc đặc biệt như "ngày lễ chuộc tội" (Lê-vi ký 23:27), và "ngày phán xét" (Ma-thi-ơ 10:15).
             c. Một thời gian, dài hay ngắn, tại đó những ý định kia của Ðức Chúa Trời được tỏ ra và thành công, như "ngày Ðức Giê-hô-va", "ngày ân điển".
       Sáng thế ký 1:5.-- Lối dùng "buổi chiều, buổi mai", đây có thể hạn chế một "ngày" theo ngày dương lịch; nhưng vì nhiều lần dùng làm thí dụ về những việc đặc biệt trong cõi thiên nhiên, nên có thể quyết định mỗi "ngày" sáng tạo là một thời gian nhứt định bởi khởi đầu và cuối cùng. Xem Xuất Ê-díp-tô ký 20:11.
       2. Ngày Ðấng Christ. I Cô-rinh-tô 1-8.-- "Ngày Ðấng Christ" (Phi-líp 1:10; 2:16) hoặc "ngày Chúa Jêsus Christ " (I Cô-rinh-tô 1:8; 5:5; II Cô-rinh-tô 1:14; Phi-líp 1:6) hoàn toàn chỉ về phần thưởng và ơn phước của các thánh đồ lúc Ngài tái lâm (II Cô-rinh-tô 5:10), cũng như "ngày Ðức Giê-hô-va" quan thiệp với sự phán xét.
       3. Ngày Ðức Giê-hô-va hoặc ngày Chúa. Ê-sai 10:20.-- "Ngày đó" nhiều lần hiệp với "ngày Ðức Giê-hô-va" (Ê-sai 2:10-22; Khải Huyền 19:11-21). Tiên tri đây từ lối nói cách chung qua cách riêng, từ những sự phán xét trong lịch sử được ứng nghiệm trên A-sy-ri qua đến sự hủy diệt cuối cùng của mọi cường quốc ngoại bang lúc Chúa lấy vinh hiển tái lâm. Xem Khải Huyền 16:14; 19:21; Lu-ca 21:24; Khải Huyền 16:14; Thi Thiên 2:5; Khải Huyền 7:14; Ê-sai 13:19.
       II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3.-- Ngày Chúa liên lạc với "người tội ác". Về trật tự những biến động trong ngày nầy, xem bài Mầu nhiệm, sự.
       Sô-phô-ni 1:7.-- Như trong các sách tiên tri khác, cuộc xâm lấn hầu đến của Nê-bu-cát-nết-sa được coi như chỉ bóng cách lờ mờ về "ngày Chúa" thật, khi mọi sự phán xét trên đất sẽ kết liễu và sau đó dân Y-sơ-ra-ên sẽ được lập lại gồm với các dân tộc, hưởng phước trong nước.
       Ê-sai 2:12.-- Xem từ câu 10 đến 22; 4:1-6 và suốt đến Khải Huyền 19:11-21.
       Khải Huyền 19:19.-- Tóm tắt ngày Ðức Giê-hô-va (cũng gọi ngày đó hoặc ngày lớn) là khoảng thời gian lâu dài bắt đầu từ khi Ðấng Christ lấy vinh quang tái lâm và kết liễu với sự tẩy sạch các từng trời và trái đất bằng lửa, sửa soạn cho trời mới và đất mới (Ê-sai 65:17-19; 66:22; II Phi-e-rơ 3:13; Khải Huyền 21:1). Trật tự của các biến động là:
             1. Chúa trở lại trong vinh quang (Ma-thi-ơ 24:29,30).
             2. Hủy diệt con thú và đạo binh nó, "các vua thế gian cùng những quân đội mình", và tiên tri giả đều là cảnh tượng lớn đáng kinh khiếp của Ngài (Khải Huyền 19:11-21).
             3. Phán xét các dân (Xa-cha-ri 14:1-9; Ma-thi-ơ 25:31-46).
             4. Ngàn năm bình an, tức thời đại nước (Khải Huyền 20:4-6).
             5. Sa-tan dấy loạn và cuối cùng nó (Khải Huyền 20:7-10).
             6. Phục sanh thứ nhì và sự phán xét cuối cùng (Khải Huyền 20:11-15); và
             7. "Ngày Ðức Chúa Trời", trái đất tẩy sạch bằng lửa (II Phi-e-rơ 3:10-13).
       Có bảy dấu hiệu trước ngày Chúa:
             1. Ê-li được sai đến (Ma-la-chi 4:5; Khải Huyền 11:3-6).
             2. Các điềm trong vũ trụ (Giô-ên 2:1-12; Ma-thi-ơ 24:29; Công vụ các sứ đồ 2:19,20; Khải Huyền 6:12-17).
             3. Sự không hiểu của Hội Thánh bề ngoài (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-3).
             4. Sự bội đạo của Hội Thánh bề ngoài thì bấy giờ giống Lao-đi-xê (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3).
             5. Hội Thánh chân thật được cất lên (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:17).
             6. "Người tội ác" được tỏ ra, là con thú (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-8).
             7. Những sự phán xét của sách Khải Huyền (Khải Huyền 11:18).
       4. Ngày báo thù, Ê-sai 61:2.-- Nên chú ý Chúa Jêsus trong nhà hội tại Na-xa-rét, ngừng đọc khúc nầy khi đến hết câu "đặng rao năm ban ơn của Ðức Giê-hô-va" (Lu-ca 4:16-21; Ê-sai 61:2). Sự giáng sanh Ngài mở đầu ngày ơn điển là "năm ban ơn của Ðức Giê-hô-va", nhưng không ứng nghiệm "ngày báo thù". Ấy sẽ được ứng nghiệm khi Ðấng Mê-si tái lâm (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-10 so Ê-sai 34:8 và 35:4-10). Câu 4 với 11 tỏ ra khi nào xảy ra trong lịch sử: sự báo thù đó đi trước sự thu lại dân Y-sơ-ra-ên, và đồng thời với ngày Chúa (Ê-sai 2:10-22; Khải Huyền 19:11-21; Ê-sai 63:1-6).
       5. Ngày, Ða-ni-ên 12:12.-- Có ba cuộc gọi là " ngày" từ "sự gớm ghiếc" (tức là khi con thú phạm thượng tự tôn mình bằng Ðức Chúa Trời, câu 11; Ma-thi-ơ 24:15;II Tê-sa-lô-ni-ca 2:4).
             1. Có 1260 ngày cho đến con thú bị hủy diệt (Ða-ni-ên 7:25; 12:7; Khải Huyền 13:5; 19:19,20). Ấy cũng là thời của cơn đại nạn (Ða-ni-ên 12:4).
             2. Cũng từ sự gớm ghiếc đó có kỳ 1290 ngày, là gia thêm 30 ngày (Ða-ni-ên 12:11).
             3. Lại thêm 45 ngày nữa với lời hứa của câu 12. Không chép rõ việc nào xảy ra trong khoảng 70 ngày đó giữa sự cuối cùng cơn đại nạn và phước lành đầy dẫy của câu 12. Có người gợi ý có lẽ là những lời tiên tri tả vẽ có biến động theo sau trận Ha-ma-ghê-đôn (Khải Huyền 16:14; 19:21). Con thú bị hủy diệt, và kỳ các cường quốc ngoại bang bị phá bởi "một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra" đập vỡ hết 1260 ngày, nhưng cảnh tượng đó còn đầy những mảnh của pho tượng mà "gió" phải đùa đi trước kỳ phước đầy dẫy đến (Ða-ni-ên 2:35).
       6. Những ngày sau rốt, Công vụ các sứ đồ 2:17.-- Phải phân biệt giữa "những ngày sau rốt" khi lời dự ngôn quan thiệp với Y-sơ-ra-ên, và "những ngày sau rốt" khi lời dự ngôn quan thiệp với Hội Thánh (I Ti-mô-thê 4:1-3; II Ti-mô-thê 3:1-8; Hê-bơ-rơ 1:1,2; I Phi-e-rơ 1:4,5; II Phi-e-rơ 3:1-9; I Giăng 2:18,19; Giu-đe 17-19). Cũng phải phân biệt giữa danh từ "những ngày sau rốt" và "ngày sau rốt", vì danh từ cuối cùng nầy chỉ về hai kỳ phục sinh và sự phán xét cuối cùng (Giăng 6:39,40,44,54; 11:24; 12:48). "Những ngày sau rốt" quan thiệp với Hội Thánh khởi đầu với sự giáng sanh Ðấng Christ (Hê-bơ-rơ 1:2), song chỉ đặc biệt về kỳ suy đồi và bội đạo phần cuối cùng thời đại nầy (II Ti-mô-thê 3:1; 4:4). "Những ngày sau rốt" quan thiệp với Y-sơ-ra-ên là những ngày khi Y-sơ-ra-ên dấy lên và hưởng phước, là đồng thời với thời đại nước (Ê-sai 2:2-4; Mi-chê 4:1-7). Ðó là "sau rốt" chẳng phải về thời đại nầy, song về cả lịch sử của Y-sơ-ra-ên.
       Mi-chê 5:1.-- "Lời của Ðức Giê-hô-va phán cho Mi-chê" (1:1) khi đã mô tả nước tương lai (Mi-chê 4:1-8) và nói đến những sự phu tù tại Ba-by-lôn (Mi-chê 4:9-10) thì cứ tấn tới vào kỳ những ngày cuối cùng mà chỉ về chiến trận lớn (xem bài Ha-ma-ghê-đôn, Khải Huyền 16:14; 19:17), là trận có trước sự lập nước Ðấng Mê-si (xem bài Nước).
       Mi-chê 5:1,2 là lời xen vào, tại đó "lời của Ðức Giê-hô-va phán" trở về từ kỳ có chiến tranh lớn (còn tương lai) đến sự giáng sanh và sự chối bỏ Vua tức Ðấng Mê-si -- Christ (Ma-thi-ơ 27:24,25,37). Theo đó, có lời "Ngài sẽ phó chúng nó cho đến lúc đờn bà phải sanh đẻ đã sanh đẻ" (5:3). Về sự "đau đẻ" của Y-sơ-ra-ên có hai phần:
             1. Sự đau đẻ sanh ra một "con trai" (Christ) (Khải Huyền 12:1-5); và
             2. Sự đau đẻ trong những ngày sau rốt, sanh ra một phần sót tin từ dân còn tản lạc và không tin (5:3; Giê-rê-mi 30:6-14; Mi-chê 4:10). Cả hai phần nầy hiệp một trong Ê-sai 66:. Trong 5:7 có "con trai" (Christ) của Khải Huyền 12:1-5; và trong câu 8 dân sót lại đã lập hưởng phước trong nước. Ý nghĩa Mi-chê 5:3 là: từ khi chối bỏ Ðấng Christ lúc giáng sanh, Giê-hô-va sẽ bỏ Y-sơ-ra-ên cho đến dân sót tin kính sẽ được tỏ ra. Bấy giờ, Ngài sẽ đứng vững và cậy sức mạnh của Ðức Giê-hô-va... mà chăn bầy của mình (5:4); Ngài là Ðấng binh vực dân Ngài, như trong Mi-chê 4:3, 11-13 và về sau dân sót lại đó sẽ đi truyền đạo cho Y-sơ-ra-ên khắp thế gian (5:7,8; Xa-cha-ri 8:23).
       7. Ngày phán xét, Khải Huyền 20:11.-- Hai danh từ "sự phán xét" hay "ngày phán xét" theo ý các khúc và thượng hạ văn chỉ về sự phán xét cuối cùng trong Khải Huyền 20:11-15.
       Ma-thi-ơ 10:15; Khải Huyền 20:11.-- Ngày đoán phạt là một mặt về ngày Ðức Giê-hô-va (Ê-sai 2:12; Khải Huyền 19:19) khi Ngài đến và hình phạt lần cuối cùng những tội nhơn đời đời. Có ba "ngày" như thế gồm lại trong "ngày" Ðức Giê-hô-va (Ê-sai 34:1-9; 61:2; Gióp 21:30; Khải Huyền 20:11-15, v.v...).
       Tóm tắt ngày phán xét. Khải Huyền 20:12.-- Xem bài phán xét.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.