Một điều rất khó là dịch các tên Hê-bơ-rơ và Hy-lạp của những khoáng vật chép trong Kinh Thánh xưa để hiệp với những thứ đá quý thường thấy ngày nay trong từng xứ riêng. Chỉ trong thế kỷ trước đây, sự tiến bộ về khoa hóa học và khoa khảo cứu ngọc, mới có thể định nghĩa gần đúng những loại khoáng chất. Ðời cổ, có nhiều thứ đá được coi là thuộc về một loại, và gọi bằng một tên; song bây giờ được chia làm nhiều thứ và gọi nhiều tên khác. Như 2000 năm trước, ánthrax là tên Hy-lạp có dùng chỉ về những đá đỏ kia cứng rắn và trong suốt, nhưng ngày nay theo hóa học biết là khác nhau về nguyên chất phức hợp nên chia làm mấy thứ và đặt tên khác nhau là: hồng ngọc (rubis oriental), thạch lựu ngọc (grenat rouge) và rubis balais (màu hồng hay tím) v.v... Vậy thứ đá người Hy-lạp xưa gọi là ánthrax ngày nay có thể thuộc về một trong số nhiều thứ đá hiện giờ không có tên. Bởi đó ánthrax xưa không hiệp với tiếng nào dùng ngày nay.
Cũng có điều khó khác nữa. Những tên của hầu hết các thứ ngọc chép trong Kinh Thánh dịch ra quốc văn là phỏng theo những tên Hê-bơ-rơ và Hy-lạp xưa. Vì lẽ đó nên muốn giải nghĩa đúng cần phải biết chắc, nếu có thể được, thứ đá mà tiếng Hê-bơ-rơ hay Hy-lạp chỉ đến lúc chép tên đó vào Kinh Thánh. Phần nhiều tên các ngọc quý chép trong Kinh Thánh có gắn trên bảng đeo ngực của thầy cả thượng phẩm (Xuất Ê-díp-tô ký 28:17-21), và những nền tường thành Giê-ru-sa-lem mới (Khải Huyền 21:19,20). Những ngọc che phủ mình vua Ty-rơ (Ê-xê-chi-ên 28:13) gồm những ngọc đúng như trên bảng đeo ngực. Thật ra, theo bản Septante, là chính 12 thứ ngọc báu đó và chép theo cũng một trật tự.
Những ngọc gắn trên bảng đeo ngực theo bản Hê-bơ-rơ:
Số I Số II Số III
Hàng thứ nhứt Ngọc mã não. Ngọc hồng bích. Ngọc lục bửu.
Hàng thứ nhì Ngọc phỉ túy. Ngọc lam bửu. Ngọc kim cương.
Hàng thứ ba Ngọc hồng bửu. Ngọc bạch mã não. Ngọc tử tinh.
Hàng thứ tư. Ngọc huỳnh bích. Ngọc hồng mã não. Bích ngọc.
Nên chú ý. -- Người Hê-bơ-rơ xưa, khi mô tả sự sắp đặt một hàng thì thường bắt đầu từ phải sang trái, không giống người Âu tây bắt đầu từ trái sang phải. Không biết chắc người dịch bản Septante theo trật tự nào. Vả lại, lúc dịch bản Septante độ 280 T.C., bảng đeo ngực khác với bảng mô tả trong Xuất Ê-díp-tô Ký, vì trong khoảng đó thành Giê-ru-sa-lem và Ðền thờ bị chiếm lấy mấy lần.
Những nền của thành Giê-ru-sa-lem mới:
1. Bích ngọc. 5. Hồng mã não. 9. Ngọc hồng bích.
2. Ðá lam bửu. 6. Ðá hoàng ngọc. 10. Ngọc phỉ túy.
3. Lục mã não. 7. Ngọc hoàng bích. 11. Ðá hồng bửu.
4. Ðá lục cẩm. 8. Ngọc thủy thương. 12. Ðá tử bửu.
Pliny, nhà vật lý học La-mã (chết 79 S.C.) trong sách Histoire Naturelle có nói đến cả 12 thứ đá nầy ngoài lục mã não.
Xem sách "Muôn vật" của bà Homera Homer Dixon trang 206-210 sự dạy dỗ của 12 nền nầy.
Ngoài tên các ngọc gắn trên bảng đeo ngực và dùng làm nền Giê-ru-sa-lem mới, Kinh Thánh còn chép tên mấy thứ ngọc sau nầy: Hồng ngọc (Ê-sai 54:12; Ê-xê-chi-ên 27:16); loại kim hay đồng bóng nhoáng (Ê-xê- chi-ên 1:4; 8:2); ngọc thông hành (Ê-xê-chi-ên 28:13); ngọc sắc xanh (Ê-xê-chi-ên 28:13); ngọc sắc biếc (Ê- xê-chi-ên 28:13); ngọc sắc chàm (Ê-xê-chi-ên 28:13); hay thanh ngọc (Ê-sai 54:11; Nhã Ca 5:14 gọi ngọc xanh); ngọc vàng lợt (Ê-xê-chi-ên 28:13); pha lê (Gióp 28:17) hay thủy tinh (Khải Huyền 4:6); hột châu (Khải Huyền 21:21); san hô (Gióp 28:18). v.v...
Những đá quí chép trong Kinh Thánh có nghĩa bóng chỉ về giá trị, đẹp đẽ, lâu bền. (Xem Nhã Ca 5:14; Ê-sai 54:11,12; Khải Huyền 4:3; 21:10,11).
Cũng xem các bài riêng mỗi thứ ngọc kể trên.
Anh ngữ Việt ngữ ----------------------------- Kinh Thánh------------------------------------
1. Adamant Kim cương. Ê-xê-chi-ên 3:9 Xa 7:12; Giê17:1
2. Agate Ngọc bạch mã não. Xuất 28:19 Hồng ngọc Êxê
24:16; Ê-sai 54:12;
3. Amber Kim bóng nhoáng. Ê-xê-chi-ên 1:4; 8:2 đồng bóng nhoáng.
Ðồng.
4. Amethyst Ngọc tử tinh Xuất 28:19 Ðá tử bửu Khải Huyền 21:20
Khải Huyền 21:20
5. Beryl Ngọc huỳnh bích. Xuất Ê-díp-tô ký 28:20 Ngọc thủy thương. Ê-xê-chi-ên 28:13
6. Carbuncle Ngọc lục bửu Xuất Ê-díp-tô ký 28:17 Ngọc thông hành
Ê-xê-chi-ên 28:13.
7. Chalcedony Ngọc lục mã não. Khải Huyền 21:19
8. Chrysolite Ngọc hoàng bích. Khải Huyền 21:20
9. Chrysopase Ngọc phỉ túy Khải Huyền 21:20
10. Crystal Pha-lêPha lê. Gióp 28:17. Thủy tinh. Khải Huyền 4:6
11. Diamond Ngọc kim cương. Xuất 28:18. Ê-xê-chi-ên 28:13.
12. Emerald Ngọc phỉ túy Xuất 28:18.Ðá lục cẩm. Khải Huyền 21:19
Ngọc sắc xanh
Ê-xê-chi-ên 28:13.
13. Jacinth Ðá hồng bửu. Khải Huyền 21:20
màu tía. Khải 9:17
14. Jasper Bích ngọc Xuất 28:20 Khải Huyền 21:19 Ê-xê-chi-ên 28:13
15. Lapislazuli Khải Huyền 21:19
xem sapphire
16. Ligure Ngọc hồng bửu Xuất Ê-díp-tô ký 28:19.
17. Onyoc Ngọc hồng mã não. Xuất 28:20. Ngọc sắc biếc
Ê-xê-chi-ên 28:13.
18. Pearl Hột châu Khải Huyền 21:21
19. Ruby San hô Ca Thương 4:7
20. Sapphire Ngọc lam bửu Xuất 28:18 Khải Huyền 21:19 Ngọc sắc chàm
Ê-xê-chi-ên 28:13
Thanh ngọc Ês 55:11
21. Sardius, Sardine Ngọc mã não Xuất 28:17 Hoàng ngọc Khải Huyền 21:20
Ê-xê-chi-ên 28:13
Nhã Ca 5:14.
22. Sardonyx Hồng mã não Khải Huyền 21:20
23. Topaz Ngọc hồng bích. Xuất 2:17. Khải Huyền 21:20 Ngọc vàng lợt
Ê-xê-chi-ên 28:13.
24. Coral San hô Gióp 28:19
Ngoài tên các ngọc gắn trên bảng đeo ngực và dùng làm nền Giê-ru-sa-lem mới, Kinh Thánh còn có tên mấy thứ ngọc sau nầy.
Cũng xem các bài riêng mỗi thứ ngọc kể trên.
Ngọc thông hành (Ê-xê-chi-ên 28:13).
Những đá quí dùng trong Kinh Thánh có nghĩa bóng chỉ về giá trị đẹp đẽ, lâu bền v.v... (Xem Nhã Ca 5:14; Ê-sai 54:11,12; Ca Thương 4:7; Khải Huyền 4:3; 21:10,21).