Nhảy múa là tỏ ý vui mừng. Kinh Thánh nhiều lần nói đến (I Sa-mu-ên 18:6; 21:11; 29:5; Thi Thiên 30:11; Truyền đạo 3:4; Gióp 21:11; Ma-thi-ơ 11:17; Lu-ca 15:25). Người Y-sơ-ra-ên cho nhảy múa là nghi văn thờ phượng Ðức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô ký 15:20; 32:18,19; Các quan xét 21:21; Thi Thiên 149:3). Kẻ thờ lạy hình tượng cũng dùng sự nhảy múa (Xuất Ê-díp-tô ký 32:19; I Các vua 18:26). Lễ cho Ðức Giê-hô-va mà Môi-se tâu cùng Pha-ra-ôn muốn giữ chắc là sự nhảy múa. Giữa vòng người Hê-bơ-rơ, phụ nữ cho nhảy múa là cách đặc biệt để tỏ cảm giác vui mừng mà chúc tụng cho chồng hoặc bạn hữu khi thắng trận khải hoàn. Gặp cơ hội đó, phụ nữ nào là bà con gần nhứt của lực sĩ dường như có phận sự phải dẫn đầu cuộc nhảy múa để hoan nghinh kẻ thắng trận (Xuất Ê-díp-tô ký 15:20; Các quan xét 11:34). Khi Ða-vít thỉnh hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem, chính vua dẫn đầu cuộc nhảy múa (II Sa-mu-ên 6:5-22); và tại đây, các phụ nữ tay cầm trống cơm (câu 5,19,20,22), dự phần quan trọng. Thi Thiên 68:25; 149:3; 150:4 nói đến con gái trẻ đánh trống cơm mà nhảy múa, chắc Ða-vít đã tổ chức một ban như thế trong cuộc thờ phượng. Trước kia, vào đời Các quan xét, có cuộc nhảy múa của gái đồng trinh tại Si-lô (Các quan xét 21:19-23), như là một phần trong cuộc thờ phượng. Ngoài ra, cũng còn có các cuộc nhảy múa chơi giải trí (Giê-rê-mi 31:4,13; Ca Thương 5:15; Mác 6:22). Nên chú ý: Trong Kinh Thánh dường như phụ nữ nhảy múa riêng với nhau, còn người nam cũng vậy. Song Kinh Thánh chẳng hề nói đến những lối khiêu vũ ngày nay. Nhảy múa dẫu Kinh Thánh không cấm, song dùng phải hợp lẽ phải. Nếu say rượu, đánh bạc lại nhảy múa để giúp làm quấy thêm thì càng dễ làm cho tánh nết hư hỏng (Ma-thi-ơ 14:6; I Sa-mu-ên 30:16).
Nhảy múa. Danse.
Nhảy múa là tỏ ý vui mừng. Kinh Thánh nhiều lần nói đến (I Sa-mu-ên 18:6; 21:11; 29:5; Thi Thiên 30:11; Truyền đạo 3:4; Gióp 21:11; Ma-thi-ơ 11:17; Lu-ca 15:25). Người Y-sơ-ra-ên cho nhảy múa là nghi văn thờ phượng Ðức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô ký 15:20; 32:18,19; Các quan xét 21:21; Thi Thiên 149:3). Kẻ thờ lạy hình tượng cũng dùng sự nhảy múa (Xuất Ê-díp-tô ký 32:19; I Các vua 18:26). Lễ cho Ðức Giê-hô-va mà Môi-se tâu cùng Pha-ra-ôn muốn giữ chắc là sự nhảy múa. Giữa vòng người Hê-bơ-rơ, phụ nữ cho nhảy múa là cách đặc biệt để tỏ cảm giác vui mừng mà chúc tụng cho chồng hoặc bạn hữu khi thắng trận khải hoàn. Gặp cơ hội đó, phụ nữ nào là bà con gần nhứt của lực sĩ dường như có phận sự phải dẫn đầu cuộc nhảy múa để hoan nghinh kẻ thắng trận (Xuất Ê-díp-tô ký 15:20; Các quan xét 11:34). Khi Ða-vít thỉnh hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem, chính vua dẫn đầu cuộc nhảy múa (II Sa-mu-ên 6:5-22); và tại đây, các phụ nữ tay cầm trống cơm (câu 5,19,20,22), dự phần quan trọng. Thi Thiên 68:25; 149:3; 150:4 nói đến con gái trẻ đánh trống cơm mà nhảy múa, chắc Ða-vít đã tổ chức một ban như thế trong cuộc thờ phượng. Trước kia, vào đời Các quan xét, có cuộc nhảy múa của gái đồng trinh tại Si-lô (Các quan xét 21:19-23), như là một phần trong cuộc thờ phượng. Ngoài ra, cũng còn có các cuộc nhảy múa chơi giải trí (Giê-rê-mi 31:4,13; Ca Thương 5:15; Mác 6:22). Nên chú ý: Trong Kinh Thánh dường như phụ nữ nhảy múa riêng với nhau, còn người nam cũng vậy. Song Kinh Thánh chẳng hề nói đến những lối khiêu vũ ngày nay. Nhảy múa dẫu Kinh Thánh không cấm, song dùng phải hợp lẽ phải. Nếu say rượu, đánh bạc lại nhảy múa để giúp làm quấy thêm thì càng dễ làm cho tánh nết hư hỏng (Ma-thi-ơ 14:6; I Sa-mu-ên 30:16).