Ni-cô-đem. Nicodème (thắng hơn dân sự).

         


      Người Pha-ri-si, hội viên trong quốc hội Giu-đa, và giáo sư dân Y-sơ-ra-ên. Trong các sách Tin lành, chỉ có sách Giăng ba lần chép đến sự tích Ni-cô-đem. Trong ban đêm Ni-cô-đem lẻn đến thăm hỏi Chúa Jêsus. Nhờ cuộc đàm luận đó, mà sau người được rõ lẽ đạo tái sanh (Giăng 3:1-21). Chúa Jêsus hai lần nhắc lại chữ "quả thật", tỏ ra cần phải được sự tái sanh thuộc linh. Song Ni-cô-đem chỉ hiểu theo nghĩa vật chất, nên bối rối và xấu hổ (câu 4). Sự tái sanh không phải là ở xác thịt bề ngoài, song là tại bề trong, tức linh hồn (câu 6). Chúa đã dựng nên xác thịt, thì Ngài cũng là Ðấng Tạo Hóa một thần linh mới. Như gió không ai biết đến từ đâu hoặc đi đâu, chỉ những người cảm thấy hiệu quả của gió mới biết; cũng vậy, chỉ người nào từng trải quyền phép của Ðức Thánh Linh mới có thể biết sự thật và hiệu quả của sự tái sanh (câu 7, 8). Sau đó, Chúa Jêsus cũng tỏ sự yêu thương của Ðức Chúa Cha đối với thế gian đến nỗi đã ban Con một hầu cho kẻ tin được sự sống đời đời.
       Sau sự tiếp nhận lời Chúa dạy dỗ, lòng Ni-cô-đem dường như gần gũi Chúa vì ông có vài lần làm chứng cho Ngài, song bổn tánh Ni-cô-đem hay nhát sợ nên chỉ nhờ Luật pháp cẩn thận nói vài lời binh vực Chúa chống với các bạn đồng liêu (Giăng 7:50; so Xuất Ê-díp-tô ký 23:1; Phục truyền luật lệ ký 1:16; 17:6; 19:15), vì họ đã nổi giận cách bất công khi nghe Ngài nói Ngài là "mạch nước sống" (Giăng 7:37-38).
       Quyền phép sự yêu thương của Ðấng Christ tỏ ra trên thập tự đã làm cho tín đồ nhút nhát đó trở nên mạnh dạn. Khi thấy một người giàu có, đồng giai cấp và đồng địa vị trong xã hội với mình làm gương, thì Ni-cô-đem cũng đem một dược và lư hội là vật quí giá đến xông xác Chúa, tỏ lòng yêu mến Ngài (Giăng 19:39).
       Trong ba chuyện kể trên về Ni-cô-đem thấy có sự tự nhiên cao thượng, và sự yêu thương đơn sơ của lẽ thật được chiếu sáng giữa đám sương mù của sự e ngại và sợ hãi của Ni-cô-đem. "Ni-cô-đem là gương mẫu về người Do-thái học thức và hay suy xét tìm kiếm sự cuối cùng của hy vọng quốc gia theo đường mà mình đã đi, như là một sự tiếp nối chớ không phải mới bắt đầu" (Westcott). Theo lời Truyền khẩu, sau khi Chúa phục sanh, Ni-cô-đem trở nên một tín đồ xưng nhận Chúa tỏ tường, và chịu lễ báp-têm bởi tay Phi-e-rơ và Giăng. Vậy, bởi đức tin đến Chúa?, Ni-cô-đem được thắng hơn sự nhát sợ.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.