Ðời thái cổ không có một phương pháp chung tính các niên hiệu, cũng không có ý và cảm giác giống nhau về sự cần một lối tính đúng không thay đổi được như hiện đại. Vậy, trong xứ Ba-by-lôn, A-sy-ri, Pha-lê-tin và Ai-cập xưa thường ghi chép niên hiệu trên các công văn theo số năm hoàng đế trị vì. Tiếc thay, lối tính như thế cũng không giống nhau, vì có người thơ ký kể năm lên ngôi là năm thứ nhứt, người khác tính trọn một năm công dân mới là năm thứ nhứt, v.v... Chỉ cần xem sử ký của Josèphe về mấy số kể từ năm xuất A-cập đến năm lập Ðền thờ thì một lần nói 592, mấy lần khác 612 và so với I Các vua 6:1 chép là 480 mà Phao-lô dường như lại kể là 574 (Công vụ các sứ đồ 13:18-21 với I Các vua 2:10; 6:1) thì đủ biết thật như thế.
Kỷ nguyên, như theo niên hiệu ngày nay, mới bắt đầu dùng từ thế kỷ thứ VI Sau Chúa. Xưa, người Hê-bê-rơ tạm thời kể từ năm xuất Ai-cập để tính niên hiệu (Xuất Ê-díp-tô ký 16:1; Dân số ký 9:1; 10:11; 33:38). Người La-mã kể niên hiệu trên các công văn bằng tên vị quốc trưởng đang trị vì, và sau đó, năm trị vì của hoàng đế. Các sử gia La-mã kể niên hiệu từ năm sáng lập thành La-mã (A.U.C), song mới bắt đầu mấy thế kỷ sau năm đó. Ai nấy công nhận 753 T.C.. Theo Varro là năm khởi đầu kỷ nguyên nầy. Người Hy-lạp lấy Olympiads, tức cứ bốn năm, để tính. Olympiads thứ I bắt đầu 776 T.C.. là năm Coroebus đắc thắng trong diễn trường Olympique. Người Si-ri dùng kỷ nguyên Seleudan bắt đầu tháng Octobre 312 T.C..; người Do-thái trong đời họ Macchabée cũng dùng. Tín đồ Hồi-giáo dùng kỷ nguyên từ năm Hégira 622 S.C.; tức năm Mahomed từ Mecca trốn đi. Người Do-thái lại dùng kỷ nguyên bắt đầu từ buổi sáng thế theo họ định là 3760-61 T.C.... Các xứ theo đạo của Ðấng Christ lập kỷ nguyên từ năm Ðấng Christ giáng sanh. Ðầu thế kỷ thứ VI, thầy tu Dionysius, người La-mã, trong số kê tính ngày lễ Vượt qua từ năm Chúa giáng sanh, song tính sai lầm vì nay biết Chúa sanh 4 T.C.. Dầu vậy, năm Dionysius định tức 754 A.U.C. đã được công nhận là năm bắt đầu kỷ nguyên của Ðấng Christ bắt đầu với năm thứ I, và những biến động xảy ra trong năm công dân gồm sự giáng sanh Ðấng Christ thì đặt trong năm thứ I đó.
Bài nầy rút ở sách "New Analytical Indexed Bible, 1929".
Từ khi Tổng giám mục Ussher qua đời đến nay là độ 275 năm. Ông có sửa soạn một biểu kê niên hiệu của Kinh-thánh; sau khi sửa đổi một ít. Giám mục Worcester cho vào Kinh-thánh tiếng Anh (English Authorized Version, 1611, S.C.). Ấy đã được "công nhận", và nhiều người coi những niên hiệu đó như là một phần của Kinh-thánh. Một thầy tu Pháp, Augustin Calmet (1672-1757), một học giả trứ danh về Kinh-thánh trong thời mình, làm một biểu kê niên hiệu Kinh-thánh khác. Sau đó, có tấn sĩ William Hales (1778-1821) tra xét biểu kê của Ussher từng số một, rồi sửa soạn một biểu kê niên hiệu mới. Vì tra xét kỹ càng những di tích của xứ Ai-cập, Ba-by-lôn, và A-sy-ri, ngày nay thấy có sự thay đổi quan hệ.
Ai kê cứu sử ký nầy biết rõ không nên quyết định những niên hiệu trước Áp-ra-ham đều là đúng. Ví dụ, xin lấy niên hiệu A-đam là 4004 T.C.; tức thì có đời thái cổ của Ai-cập bày ra trước mặt mình. Nếu lấy đời thái cổ 4000 T.C., tự nhiên sanh câu hỏi có bao nhiêu năm giữa A-đam và đời mới lập Ai-cập. Từ A-đam cho đến Nước lụt là một khoảng 1656 năm, song ấy không cho ta biết niên hiệu của A-đam và của Nước lụt.
Bản nguyên Hê-bê-rơ và bản dịch ra tiếng Hy-lạp là Septante có khác nhau nhiều. Ví dụ, theo bản Hê-bê-rơ, A-đam được 130 tuổi khi sanh con đầu lòng; theo bản Septante thì có 230 tuổi. Từ A-đam cho đến Nước lụt theo bản Hê-bê-rơ có 1656 năm, theo bản Septante, 2262 năm, và theo bản Ngũ kinh Samaritain, 1307 năm. Chắc ai cũng tin bản Hê-bê-rơ là đúng, miễn là không có cớ tin các bản khác đúng hơn.
Ðây là sáu thời kỳ từ A-đam cho đến Ðấng Christ, tỏ ra thế nào biểu kê "công nhận" tính một thời gian là 4004 năm.
1. A-đam đến Nước lụt (4004-2348 T.C.) 1656
2. Nước lụt đến Áp-ra-ham (2348-1921 T.C.) 427
3. Áp-ra-ham đến Xuất Ai-cập (1921-1491 T.C.) 430
4. Xuất Ai-cập đến Sau-lơ (1491-1095 T.C.) 396
5. Thời gian có ngôi nước (1095-587 T.C.) 508
6. Hết đời các vua đến Ðấng Christ. 578
Tổng cộng 4004
Lời soạn giả. --
Nên chú ý giữa câu 1 và 3 trong Sáng thế ký đoạn 1, tức là từ buổi "Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất" cho đến lúc có chép "Ðức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng, thì có sự sáng", ấy là bởi cớ có sự hư hoại khiến cho "đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực" (câu 2). Khoảng thời gian trong chính câu 2 có lẽ chừng ức triệu năm không ai biết được.
Niên hiệu của Cựu-ước. Chronologie de L'Ancien Testament.
Từ A-dam cho đến nước lụt: Ussher Calmet Hales
Ca-in sanh ra 4001 3999 5311
A-bên 4000 3998 5310
Sết 3874 3870 5181
Ê-nót 3769 3765 4976
Kê-nan 3679 3675 4786
Ma-ha-la-le 3609 3605 4616
Giê-rệt 3544 3540 4451
Hê-nóc 3382 3378 4289
Mê-tu-sê-la 3317 3313 4124
Lê-méc 3130 3126 3937
A-đam qua đời hưởng thọ 930 tuổi 3074 3070 4481
Hê-nóc được tiếp đi khi 365 tuổi 3017 3013 3914
Sết qua đời hưởng thọ 912 tuổi 2962 2958 4269
Nô-ê 2948 2955 3744
Nô-ê 120 năm trước nước lụt giảng về sự ăn năn 2468 2460 3275
Gia-phết 2448 2444
Sem 2446 2442 3155
Mê-tu-sê-la qua đời, 969 tuổi, người già nhất 2348 2344 3155
Năm Nước lụt 2348 2344 3155
Từ nước lụt cho đến Áp-ra-ham:
A-bác-sát, con trai của Sem 2346 2342 3153
Sê-lách, con A-bác-sát 2311 2307 3018
Hê-be, con Sê-lách (Tên nầy là gốc tên Hê-bê-rơ) 2281 2277 2888
Bê-léc, con của Hê-be 2247 2242 2754
Tháp Ba-bên chừng thời nầy 2234 2230 2554
Nước quân chủ A-sy-ri của Nim-rốt bắt đầu độ thời nầy 2233 2229 2554
Rê-hu, con của Bê-léc 2217 2213 2624
Sê-rúc, con của Rê-hu 2185 2181 2482
Na-cô, con của Sê-rúc 2155 2151 2362
Tha-rê, con của Na-cô 2126 2122 2283
Ha-ran, con của Tha-rê 2056 2052 2213
Nô-ê qua đời, 950 tuổi, 350 năm sau nước lụt 1998 1994 2805
Áp-ram, con của Tha-rê, dòng của A-bát-sát, con Sem 1996 1992 2153
Sa-rai, sau làm vợ Áp-ram 1986 1982 2143
Từ Áp-ra-ham cho đến xuất Ai-cập:
Áp-ra-ham được kêu gọi. Ông và Sa-rai ở Ca-na-an 1921 1917 2078
Áp-ram ở Ai-cập 1920 1916 2077
Kết-rô-lao-me tranh chiến, Áp-ra-ham giải cứu Lót 1913 1908 2070
Ích-ma-ên, con Áp-ram và A-ga 1910 1906 2067
Áp-ram được đổi tên Áp-ra-ham, Sa-rai đổi Sa-ra 1897 1893
Y-sác, con của lời hứa, kế nghiệp theo lời hứa 1896 1885 2053
Áp-ra-ham dâng Y-sác 1871 2028
Sa-ra qua đời, 127 tuổi 1859 1855 2016
Y-sác 40 tuổi, Ê-li-ê-se tìm Rê-bê-ca làm vợ Y-sác 1856 1852 2013
Ê-sau và Gia-cốp sanh. Y-sác 60 tuổi 1836 1832 1993
Áp-ra-ham qua đời, 175 tuổi 1818 1817 1978
Ích-ma-ên qua đời, 137 tuổi 1769 1930
Y-sác chúc phước cho Gia-cốp đi sang Mê-sô-bô-ta-mi 1760 1755 1916
Gia-cốp cưới Lê-a, (sau cưới Ra-chên). 1753
Gia-cốp trở về Ca-na-an 1735
Giô-sép, 17 tuổi bị bán sang Ai-cập 1728 1724 1885
Y-sác qua đời, 180 tuổi 1716 1712
Giô-sép cai trị Ai-cập 1715 1711 1872
Bắt đầu 7 năm đói kém 1708 1704
Gia-cốp và gia đình xuống ở Ai-cập 1706 1702
Gia-cốp qua đời 147 tuổi 1689 1695 1846
Giô-sép qua đời, 110 tuổi 1635 1631 1792
Vua Ai-cập không biết Giô-sép, ức hiếp Y-sơ-ra-ên
(Theo Brughsch, 1333; theo Petri, 1275) 1573 1573 1728
A-rôn, con của Am-ram và Giô-kê-bết 1570 1725
Môi-se, em của A-rôn 1571 1567 1722
Môi-se trốn đến Ma-đi-an, ở đó 40 năm 1531 1527 1688
Môi-se được kêu gọi nơi bụi gai đang cháy.
(Tai vạ tại Ai-cập, xuất Ai-cập, tới Si-na-i,10 điều răn). 1491 1487 1648
Từ xuất Ai-cập cho đến lập nước quân chủ:
Dựng đền tạm ở Si-na-i 1490 1486
Bỏ Si-na-i tới Ca-đe-ba-nê-a 1490 1486 1647
Tại Ca-đe-ba-nê-a. Ði về hướng Biển Ðỏ 1485
Lưu lạc trong đồng vắng 37 năm rồi về Mô-sê-rốt 1451 1448 1609
Trong đồng bằng Mô-áp, Môi-se qua đời 1451 1447
Trong xứ Ca-na-an dưới quyền Giô-suê
(mất sáu năm để chiếm xứ). 1451 1446 1607
Phân chia xứ cho các chi phái 1445 1441 1602
Lập hội mạc tại Si-lô 1444 1440
Giô-suê qua đời, 110 tuổi14431430
Bị hà hiếp bởi các dân ở Mê-sô-bê-ta-mi 1406 1409 1572
Ðược giải cứu bởiố t-ni-ên, làm quan xét 40 năm 1405 1401 1564
Bị hà hiếp bởi dân Mô-áp trong 62 năm 1342 1339 1524
Ðược giải cứu bởi Ê-hút 1325 1321 1506
Ðược giải cứu khỏi dân Ca-na-an bởi Ðê-bô-ra 1296 1406
Ðược giải cứu khỏi dân Ma-đi-an bởi Ghê-đê-ôn 1245 1241 1359
Thô-la làm quan xét 23 năm 1232 1228 1316
Giai-rơ làm quan xét 22 năm 1209 1205 1293
Ðược giải cứu bởi Giép-thê, khỏi Phi-li-tin và Am-môn 1139 1183 1253
Sa-mu-ên sanh ra 1151 1202
Sam-sôn bị dân Phi-li-tin bắt 1120 1113
Y-sơ-ra-ên đánh nhau với người Phi-li-tin. Hê-li chết 1141 1112 1142
Y-sơ-ra-ên đòi một vua 1092
Thời kỳ ngôi nước:
Thời kỳ nầy chia làm 2 phần:
1.-- Nước hợp nhất đến hết đời vua Sa-lô-môn. Trong 7 năm rưỡi, nhà Sau-lơ cứ trị vì sau khi vua thứ nhất của Y-sơ-ra-ên đã qua đời, và Ða-vít chỉ làm vua trên Giu-đa mà thôi. Y-sơ-ra-ên gợi ý hiệp làm một các chi phái, thì Ða-vít mới làm vua cả Y-sơ-ra-ên.
2.-- Nước chia làm hai, có hai vua, Giu-đa và Y-sơ-ra-ên tự lập riêng ra cho đến cả hai bị bắt làm phu tù. Ðây dùng biểu kê của Ussher, và một biểu kê "gợi ý niên hiệu sửa lại", gọi là "Mới".
I. Nước hợp nhất: Ussher Mới
Sau-lơ trị vì 40 năm 1095 1060
Sau-lơ qua đời 1055 1020
Ða-vít làm vua Giu-đa (theo Kamphausen là 1017). 1055 1020
Ða-vít, vua cả Y-sơ-ra-ên. Giê-ru-sa-lem trở nên kinh đô 1048 1013
Ða-vít phạm tội lớn 1035
Áp-sa-lôm dấy lọan 1023 990
Sa-lô-môn trị vì (Kamphausen 997, Kautzsch 970) 1015 980
Xây cất Ðền thờ bắt đầu (năm thứ IV Sa-lô-môn trị vì) 1012 977
Lễ khánh thành Ðền thờ 1004 969
II. Nước chia hai: Ussher Mới0 Giu-đa Y-sơ-ra-ên
Rô-bô-am (17 năm). Giê-rô-bô-am (22 năm). 975 940
Si-sắc, vua Ai-cập xâm lấn A-bi-giam (3 năm). 971 936
Năm thứ XVIII Giê-rô-bô-am. 957 923
A-sa (41 năm). Năm thứ 20 Giê-rô-bô-am. 955 920
Năm thứ II của A-sa. Na-đáp (2 năm). 954 918
Năm thứ III của A-sa. Ba-ê-sa (24 năm-Hết nhà vua thứ I) 953 916
Xê-ra xâm lấn và bị thua. 946 910
Năm XXVI của A-sa. Ê-la (2 năm). Nhà vua thứ II. 930 893
Năm XXVII của A-sa. Xim-ri (7 ngày), nhà vua thứ III. 929
Om-ri (12 năm), đóng đô Sa-ma-ri. 929
Năm XXXVI của A-sa. A-háp (22 năm). Tiên tri Ê-li. 918 876
Giô-sa-phát (25 năm). Năm thứ IV của A-háp. 914 874
Năm XVII của Giô-sa-phát. A-cha-xia (2 năm). 894 854
Năm XVIII của Giô-sa-phát. Giô-ram (12 năm). Ê-li lên trời. 896 853
Giô-ram lên ngôi khi cha còn sống.
Giô-ram (8 năm cả). Năm thứ V của Giô-ram. 892 850
A-cha-xia (1 năm). Năm XII Giô-ram. (Hết nhà vua thứ IV). 885 844
A-tha-li (6 năm). Giê-hu (28 năm). 884 843
Giô-ách (40 năm). Năm thứ VII của Giê-hu. 878 838
Năm XXIII của Giô-ách. Giô-a-cha (17 năm). 856 816
Năm XXXVII của Giô-ách. Giô-ách (16 năm). 841 799
A-cha-xia (29 năm). Năm thứ hai của Giô-ách.
Ê-li-sê chết sau 60 năm chức vụ. 839 798
Năm XV của A-ma-xia. Giê-rô-bô-am II (41 năm). 825 784
A-xa-ria (Ô-xia 52 năm). Tiên tri Ê-sai. Năm XXVII của Giê-rô-bô-am II;
Tiên tri Giô-na, A-mốt, Ô-sê. 810 770
Giô-tham lên ngôi, cha còn sống 752
Năm XXXVIII của Ô-xia. Xa-cha-ri (6 tháng). (Hết nhà thứ V). 773 741
Năm XXXIX của Ô-xia. Sa-lum (1 tháng). (Hết nhà thứ VI). 772 741
Năm XXXIX của Ô-xia. Mê-na-hem (10 năm),
Phun, vua A-sy-ri xâm hãm. 772 741
Năm L của Ô-xia. Phê-ca-hia (2 năm). (Hết nhà thứ VII). 761 737
Năm LII của Ô-xia. Phê-ca (20 năm) 759 736
Giô-tham (16 năm). Năm thứ II của Phê-ca. 758 736
A-cha (16 năm). Năm XVII của Phê-ca (Hết nhà thứ VIII)742 734
Năm XII của A-cha. Ô-sê (9 năm). 730 729
Ê-xê-chia (29 năm). Năm thứ III của Ô-sê. Sanh-ma-na-se IV
Tiên tri Ê-sai và Mi-chê. xâm hãm. Sa-ma-ri bị vây. 726 727
Năm VI của Ê-xê-chia. Sa-gôn chiếm lấy nước Y-sơ-ra-ên.
Bị đày qua A-sy-ri. Hết nước Y-sơ-ra-ên.
III. Nước Giu-đa sau hồi nước Y-sơ-ra-ên sụp đổ: Ussher Mới
Sa-gôn xâm lấn, Ê-xê-chia đau, sứ thần Mê-rô-đác-ba-la-đan. 712
San-chê-ríp lên ngôi A-sy-ri 704
San-chê-ríp xâm chiếm Giu-đa, cơ binh bị tiêu diệt. 701
Ma-na-se (55 năm). 694 697
Ê-sạt-ha-đôn kế ngôi San-chê-ríp làm vua A-sy-ri. 681
Ma-na-se bị bắt phục Ê-sạt-ha-đôn. 671 676
A-môn (2 năm). 639 642
Giô-si-a (31 năm). 637 640
Sách Luật pháp tìm được trong Ðền thờ. Phục hưng tôn giáo.
Tiên tri: Sô-phô-ni, Giê-rê-mi, Na-hum. 622
Pha-ra-ôn Nê-cô không được phép Giô-si-a qua Pha-lê-tin. Giô-si-a chết tại Mê-ghi-đô. 609
Giô-a-cha (3 tháng), bị bắt sang Ai-cập. 608
Giê-hô-gia-kim (11 năm). 608
Nê-bu-cát-nết-sa xông vào Giu-đa, bắt nhiều người qua Ba-by-lôn.
Lần đầu tiên bị bắt làm phu tù 70 năm. 602 606
A-sy-ri bị lật đổ. Tiên tri Ha-ba-cúc 606
Trận Cạt-kê-mít. Quyền Ai-cập ở Tây-á bị phá bởi Nê-bu-cát-nết-sa. 602 605
Giê-hô-gia-kin (3 tháng). Dân Canh-đê chiếm Giê-ru-sa-lem
và bắt vua sang Ba-by-lôn với những người khác. 594 597
Sê-đê-kia (11 năm). Tiên tri Giê-rê-mi. 597
Ê-xê-chi-ên bắt đầu nói tiên tri tại Ba-by-lôn. 590
Dân Canh-đê vây Giê-ru-sa-lem. 590
Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, Sê-đê-kia và dân bị bắt qua Ba-by-lôn. Tiên tri Áp-đia. 588 587
Thời kỳ đi đày tại Ba-by-lôn: Ussher Mới
Những sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên. 595 574
Ghê-đa-lia, tổng đốc Giu-đa.
Giê-rê-mi ở lại Giê-ru-sa-lem, sau dân sót lại bắt sang Ai-cập. 584 578
Nê-bu-cát-nết-sa chết. Ê-vinh-mê-rô-đác kế ngôi 562
Naboniduss, con rể Nê-bu-cát-nết-sa, lên ngôi trị vì chung với con là Bên-xát-sa. 556
Sự hiện thấy của Ða-ni-ên về chiên đực và dê đực (8:). 553
Si-ru bắt đầu vây Ba-by-lôn. 540
Ða-ri-út, người Mê-đi chiếm Ba-by-lôn, sử ký không chép tên đó. 538
Thời kỳ đi đày tại Ba-tư: Ussher Mới
Chiếu chỉ vua Sy-ru; hết 70 năm phu tù (Xô-rô-ba-bên tổng đốc Giê-ru-sa-lem,
Giê-hô-sua, thầy tế lễ thượng phẩm.) 536
Xây cất nền đền thờ thứ hai. (E-xơ-ra 3:8). 535 535
Si-ru băng. Cambyse lên ngôi. 530 529
Semerdis (giả) kế ngôi. Hoãn lại việc xây Ðền thờ. 522
Ða-ri-út lên ngôi, con của Histaspès. 521
A-ghê và Xa-cha-ri bởi phép Ða-ri-út khuyên dân cứ xây Ðền thờ. 520 520
Xây xong và lễ khánh thành Ðền thờ. 516 515
Ða-ri-út bị dân Hi-lạp đánh bại tại Marathon. 490
Xerxès (A-suê-ru trong sách Ê-xơ-tê) lên ngôi. 485
Trận Thermopyles. Bị bại tại Salamine. 480
Ê-xơ-tê, làm hoàng hậu vua Xerxès. 458 478
Ê-xơ-tê xin, người Giu-đa được giải cứu. Lễ Phu-rim. 452 473
Aït-ta-xét-xe lên ngôi (E-xơ-ra 7:). 465
Chiếu chỉạ t-ta-xét-xe cho E-xơ-ra đi Giê-ru-sa-lem. 456 458
Aït-ta-xét-xe sai Nê-hê-mi đi Giê-ru-sa-lem. 448 445
Xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem bởi Nê-hê-mi. 444 444
Nê-hê-mi trở về Ba-tư. 434
Nê-hê-mi lại đi Giê-ru-sa-lem. 428 432
Aït-ta-xét-xe băng. 424
Thầy tế lễ Ma-na-se xây Ðền thờ để ganh đua trên núi Ga-ri-xim. 409
Tiên tri Ma-la-chi. độ 400
Lời soạn giả: Có mấy vua Ba-tư theo sau:
Xerxès II và Soghianus 424 T. C.
Darius Nothus 423
Artaxerxes Mnemon 404
Ochus 358
Arsus, hay là Arogus 338
Darius Codomanus 336
Thời kỳ từ Ma-la-chi đến Ma-thi-ơ.-- (Bài nầy là lời chú thích của Tiến sĩ Scofield).
Ðến cuối cùng Cựu Ước, dân Y-sơ-ra-ên chia làm hai phần lớn. Phần nhiều dân sự bị tan lạc khắp đế quốc Ba-tư, là người di cư hơn là người phu tù. Còn một số dân sót, phần đông thuộc chi phái Giu-đa, cùng với Sô-rô-ba-bên là quan trưởng họ Ða-vít, và những thầy tế lễ và người Lê-vi sót lại, đều nhờ chiếu chỉ của vua Si-ru và các vua nối theo mà trở về xứ mình (Ða-ni-ên 5:31; 9:25, lời chú thích); họ lập lại sự thờ phượng nơi Ðền thờ. Những người học Kinh thánh hay chú trọng nhất về dân sót lại đó, cả về phần chính trị và tôn giáo.
I. Về phần chính trị, trừ thời kỳ họ Macchabée dấy loạn, sử ký của người Do-thái tại Pha-lê-tin hiệp với sử ký của các đế quốc ngoại bang mà Ða-ni-ên đã nói trước (Ða-ni-ên 2:; 7:).
a. Sau khi sách Cựu Ước đóng lại, dân Ba-tư còn trị vì chừng 100 năm, dường như dễ chịu và dung thứ. Các thầy tế lễ cả chẳng những có phép hành chức về tôn giáo, lại có quyền về công dân, nhưng cứ dưới quyền các tổng đốc Sy-ri. Khi sử gia Josèphe viết, những nguồn lịch sử dân Do-thái sót lại trong kỳ dân Ba-tư cai trị, thật chỉ nhờ lời truyền khẩu. Trong thời gian nầy, sự thờ phượng cạnh tranh được lập tại xứ Sa-ma-ri (Giăng 4:19,20).
Vì giữa đế quốc Ba-tư và Ai-cập, xứ Pha-lê-tin chịu thiệt hại nhiều, dường như "nằm trên đe mà chịu búa giáng".
b. Năm 333 T.C. , nước sy-ri sập đổ dưới quyền đế quốc ngoại bang thứ III, là Hy-lạp Ma-xê-đoan của Alexandre le Grand. Người chinh phục đó, như Josèphe kể lại, đối xử với dân Do-thái cách nhơn từ, nhưng khi đế quốc bị chia rẽ, xứ Giu-đa lại phải "nằm trên đe dưới búa" của Sy-ri và Ai-cập, trước dưới quyền Sy-ri, sau dưới quyền Ai-cập lúc các vua họ Ptolémée trị vì. Trong thời kỳ nầy (320-198 T.C.) có nhiều người Do-thái đến ở xứ Ai-cập, và bản Cựu Ước dịch ra tiếng Hy-lạp tức là Septante được làm xong (285 T.C.).
c. Năm 198 T.C. Antiochus le Grand chinh phục xứ Giu-đê, và sáp nhập với Sy-ri. Trong thời kỳ nầy, xứ chia ra làm 5 tỉnh thường đọc trong bốn sách Tin-lành, tức là Ga-li-lê, Sa-ma-ri, Giu-đê (có khi Giu-đê chỉ về cả 5 tỉnh), Tra-cô-nít, và Phê-rê. Mới bắt đầu, người Do-thái được phép sống theo luật pháp mình, dưới quyền thầy tế lễ thượng phẩm và một tòa công luận. Chừng 180 năm T.C., xứ Giu-đê trở nên của hồi môn của Cléopâtre, một công chúa Sy-ri gả cho Ptolémée VI Philométor, vua Ai-cập; sau khi Cléopâtre chết, Antiochus Épiphanes (cái sừng nhỏ, Ða-ni-ên 8:9) đòi lại xứ sau một trận huyết chiến lớn. Năm 170 T.C., Antiochus sau nhiều lần ngăn trở việc Ðền thờ và chức tế lễ, cướp phá Giê-ru-sa-lem, làm ô uế Ðền thờ, và bắt số đông dân cư làm tôi mọi. Ngày 25 Décembre 168 T.C., Antiochus dâng một lợn sề trên bàn thờ lớn và lập một bàn thờ cho tà thần Giu-bi-tê. Ấy là "sự gớm ghiếc" của Ða-ni-ên 8:13, hình bóng về "sự gớm ghiếc tàn nát" cuối cùng của Ma-thi-ơ 24:15. Sự thờ phượng tại Ðền thờ bị cấm, và dân sự bị ép phải ăn thịt lợn.
d. Những điều ức hiếp thái quá của Antiochus xui giục họ Macchabée dấy loạn, ấy là một trang trong sử ký rất anh hùng. Mattathias, người Macchabée đầu nhứt, là một thầy tế lễ rất thánh có tánh cương quyết, bắt đầu làm loạn. Ông nhóm lại một số người Do-thái tin kính và cương quyết thề giải cứu quốc dân và lập lại sự thờ phượng cũ. Sau con ông là Judas tiếp nối, trong sử ký đặt tên là Macchabée, do một tiếng Hê-bê-rơ là búa. Judas có bốn anh em giúp mình, trong số đó có Si-môn nổi danh hơn hết.
Năm 165 T.C., Judas lấy lại được Giê-ru-sa-lem, dọn sạch và làm lễ khánh thành Ðền thờ lần nữa, ấy là một việc người Do-thái hay kỷ niệm khi giữ lễ khánh thành. Sự phấn đấu với Antiochus và người kế tiếp vẫn còn. Judas chết trận, em người là Jonathas kế tiếp. Ông làm cả hai công việc: cai trị dân và hành chức tế lễ (143 T.C). Dưới Jonathas, Si-môn em người, và cháu trai là Jean Hyrcan, nhờ những quyền lực khác lập lên dòng Hasmonéan là những người vừa làm thầy tế lễ vừa làm quan cai trị. Nhưng dòng ấy không có đức hạnh nào của họ Macchabée.
e. Sau có một cuộc nội loạn, khi quan tướng La-mã là Pompée (63 T.C.) chinh phục xứ Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem mới dẹp yên. Pompée để Hyrcan, người cuối cùng dòng Hasmonéan, cứ đứng đầu cai trị, song thật ra Antipater, người xứ Y-đu-mê, cầm quyền cai trị. Năm 47 T.C; Jules César cử Antipater lên làm tổng ủy viên (procurateur) cả xứ Giu-đê và cũng cử con ông là Hê-rốt làm tổng đốc xứ Ga-li-lê. Khi Jules César bị ám sát, có sự rối loạn trong xứ Giu-đê, và Hê-rốt phải trốn sang La-mã. Tại đó ông được cử làm vua Giu-đê (40 T.C.), và khi trở về thì cưới Mariamne, cháu đẹp của Hyrcan, và cử anh vợ là Aristobulus III thuộc họ Macchabée, làm thầy cả thượng phẩm, như thế cốt để được hòa thuận với dân chúng. Hê-rốt làm vua khi Chúa Jêsus Christ giáng sanh.
II. Lịch sử tôn giáo của người Do-thái từ Ma-la-chi (456 T.C.) cho đến Ðấng Christ giáng thế, về phần lễ nghi bề ngoài, chức thầy cả thượng phẩm và sự thờ phượng nơi Ðền thờ, thì hiệp với thời kỳ chính trị bối rối đó, không có gì đáng chú ý mấy. Sự quan hệ hơn hết là những việc làm và những phương pháp để làm cho đức tin thật của Y-sơ-ra-ên cứ sống và được nuôi dưỡng.
a. Vì cớ những sự từng thấy trong thời bị phu tù, lòng khuynh hướng của dân Do-thái về sự thờ hình tượng dường như bị tiêu diệt. Lúc làm phu tù không có Ðền thờ và thầy tế lễ cũng không thể cứ thờ phượng bởi lễ nghi, thì dân Do-thái bất đắc dĩ phải quay lại điều cốt yếu của đức tin mình, ấy là Ðức Chúa Trời tỏ ra là Ðấng Duy nhất, là Ðấng Tạo hóa, là Ðấng dựng nên loài người theo ảnh tượng Ngài, cho nên có sự tương tự về bổn thể và sự sống của nhân loại để người có thể thấu hiểu dầu Ngài cứ là Thần Ðời Ðời, là Ðức Chúa Trời. Trước và đang khi dân bị phu tù, các tiên tri, bởi chức vụ cả thể, làm cho ý tưởng về Chúa đó được chắc chắn, và sau khi trở về thì các tiên tri A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi càng cứ làm cho chắc chắn hơn nữa đến nỗi thắng hơn những ý tưởng về sự thờ hình tượng. Ba tiên tri sau kỳ phu tù trở về đó, nhắc lại những luân lý cao thượng và những lời quở trách nặng nề của các tiên tri khi trước, cùng những lời tiên tri rất cảm động về Ðấng Mê-si cuối cùng sẽ lập lại quốc gia và tôn giáo cho dân Y-sơ-ra-ên.
Việc khó là phải làm thế nào để cho tôn chỉ cao thượng đó cứ sống giữa những sự bắt bớ bề ngoài và những phe đảng đáng xấu hổ và gớm ghiếc bề trong.
b. Sự lập nhà hội (Synagogue) là phương pháp dùng để đạt tới mục đích đó, là điều từ trước lời Chúa không nói đến. Gốc tích lập nhà hội không rõ. Có lẽ, khi bị phu tù không có Ðền thờ và lễ nghi nên người Do-thái thường họp lại trong những ngày Sa-bát mà cầu nguyện. Như thế có dịp tiện đọc Kinh-thánh. Song nhóm họp như vậy cần có trật tự, và phép tắc để ngăn cản sự lộn xộn. Trong khi bị phu tù, chắc vì những sự cần đó, người Do-thái mới lập nhà hội, cốt để cho dân quen biết lời Chúa, và nhờ lời đó nuôi sự sống thuộc linh của Y-sơ-ra-ên thật (xem Rô-ma 9:6, lời chú thích).
c. Trong thời kỳ nầy, cũng tạo ra rất nhiều lời truyền khẩu, phê bình và giải nghĩa, như nay gọi là Mishna, Gemara (thánh kinh Talmud), Halachoth, Midrashim và Kabbala, những lời đó chất chứa trên luật pháp đến nỗi không phải vâng theo luật pháp song vâng lời giải nghĩa luật pháp theo truyền khẩu.
d. Trong thời kỳ nầy cũng có nổi lên hai phái lớn trong bốn sách Tin lành gọi là Pha-ri-si và Sa-đu-sê (Ma-thi-ơ 3:2, lời chú thích 1,2). Những người thuộc vua Hê-rốt là một đảng chứ không phải một phái.
Dưới quyền bảo hộ của La-mã, có người Y-đu-mê cướp quyền cai trị, bị xé ra bởi những sự cãi lẽ cay đắng không thuộc linh, và đang giữ một tôn giáo hoàn toàn theo lễ nghi; kìa, giữa một dân sự như thế. Chúa Jêsus, Con, và Ðấng Christ của Ðức Chúa Trời, hiện ra!