Hoặc gọi là Si-ri-ôn, hoặc Sê-ni-rơ (Phục truyền luật lệ ký 3:9; 4:48), là trái núi đẹp hơn và cao hơn hết ở xứ Sy-ri. Núi nầy cao hơn mặt biển độ 3.000 thước tây. Ðứng trên nhiều chỗ cao ở xứ Pha-lê-tin, người ta có thể thấy núi đó. Nó là nơi phát nguyên của sông Giô-đanh. Hẹt-môn ở về phía Ðông bắc thuộc địa phận Y-sơ-ra-ên chiếm được từ đời Môi-se và Giô-suê (Giô-suê 11:3-17; 12:1, 5; 13:5, 11; I Sử ký 5:23). Núi có ba ngọn; trên chót núi quanh năm có tuyết, không sanh sản được vật gì. Duy sườn núi thì có cây cối rậm rạp và có gấu nữa. Trong Thi-ca Hê-bơ-rơ thường nói đến núi Hẹt-môn kèm với núi Tha-bô (Thi Thiên 89:12; 133:3). Tương truyền, Cứu Chúa hóa hình trên núi nầy. Trong Kinh Thánh, có hai chỗ gọi núi nầy là "Ba-anh-Hẹt-môn" (Các quan xét 3:3; I Sử ký 5:23), ấy chắc vì xưa có thờ thần Ba-anh ở đó. Hiện nay gọi là Jebel esh-Sheikh " núi đứng đầu" và Jebel eth-Thelj "núi có tuyết".
Núi Hẹt-môn. Hermon (Chót núi).
Hoặc gọi là Si-ri-ôn, hoặc Sê-ni-rơ (Phục truyền luật lệ ký 3:9; 4:48), là trái núi đẹp hơn và cao hơn hết ở xứ Sy-ri. Núi nầy cao hơn mặt biển độ 3.000 thước tây. Ðứng trên nhiều chỗ cao ở xứ Pha-lê-tin, người ta có thể thấy núi đó. Nó là nơi phát nguyên của sông Giô-đanh. Hẹt-môn ở về phía Ðông bắc thuộc địa phận Y-sơ-ra-ên chiếm được từ đời Môi-se và Giô-suê (Giô-suê 11:3-17; 12:1, 5; 13:5, 11; I Sử ký 5:23). Núi có ba ngọn; trên chót núi quanh năm có tuyết, không sanh sản được vật gì. Duy sườn núi thì có cây cối rậm rạp và có gấu nữa. Trong Thi-ca Hê-bơ-rơ thường nói đến núi Hẹt-môn kèm với núi Tha-bô (Thi Thiên 89:12; 133:3). Tương truyền, Cứu Chúa hóa hình trên núi nầy. Trong Kinh Thánh, có hai chỗ gọi núi nầy là "Ba-anh-Hẹt-môn" (Các quan xét 3:3; I Sử ký 5:23), ấy chắc vì xưa có thờ thần Ba-anh ở đó. Hiện nay gọi là Jebel esh-Sheikh " núi đứng đầu" và Jebel eth-Thelj "núi có tuyết".