Trong khi lo buồn, người ta không cầm được nước mắt, ấy là lẽ tự nhiên. Tác giả Thi Thiên 56:8 "xin Chúa để nước mắt tôi trong ve của Chúa" là nghĩa bóng trước mặt Ngài nước mắt tín đồ quý dường nào, và gợi ý Ngài giữ lại để dùng về sau. Nước mắt tín đồ giao cho Ngài, có lẽ vì chịu đau đớn trong sự hầu việc, một ngày kia sẽ trả lại để làm cho tín đồ đổ ra được phước vui và mát mẻ bởi Ðấng biến nước thành rượu. Chẳng những tên tín đồ ghi vào sổ Chúa và những nước mắt chỉ bóng về những sự đau đớn khó nhọc vì Chúa nữa.
Tuôn nước mắt là buồn rầu trước sự chết đến gần trong Thi Thiên 39:12; II Các vua 20:5; Ê-sai 38:5; đau đớn khi thất trận (Ê-sai 16:9), hoặc hối hận vô cùng như Ê-sau (Hê-bơ-rơ 12:17 có lẽ trưng dẫn Sáng thế ký 27:34). Tác giả Thi Thiên tả cơn gian truân mình một cách bóng bẩy như "nuôi bằng giọt lệ", và uống nước mắt (Thi Thiên 80:5; 42:3). Nước mắt theo nghĩa bóng chỉ về sự lo cho tương lai (Thi Thiên 126:5), và nước mắt theo sau sự ăn năn (7:38). Giê-rê-mi thường được gọi là "tiên tri khóc lóc" vì lời phóng đại rất cảm động trong Giê-rê-mi 9:1,18 (cũng xem 14:7; 31:16; Ca Thương 1:2; 2:11,18 và 10 chỗ khác). Lau nước mắt tức là giải cứu khỏi sự buồn rầu và lo sợ (Thi Thiên 116:8; Ê-sai 25:8; Khải Huyền 7:17; 21:4).
Trong các sách Tin lành, hằng nói đến khóc, song chỉ hai chỗ dùng chữ nước mắt là Mác 9:24 (bản Anh cũ); Lu-ca 7:38-44. Hê-bơ-rơ 5:7 chép: "Khi Ðấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng lời cầu nguyện nài xin cho Ðấng có quyền cứu mình khỏi chết", đó chỉ về sự đau khổ Ngài ở vườn Ghết-sê-ma-nê. Phao-lô bảo các trưởng lão ở hội Ê-phê-sô rằng: "Tôi hầu việc Chúa cách khiêm nhường, phải nhiều nước mắt". Lại nói: "Trong ba năm, hằng đêm và ngày, tôi hằng chảy nước mắt ra mà khuyên bảo cho mọi người luôn" (Công vụ các sứ đồ 20:19,31). Phao-lô vì Hội Thánh Cô-rinh-tô hằng đau thương, chảy nước mắt gởi thơ khuyên họ II Cô-rinh-tô 2:4). Thật đáng làm gương cho những người giảng Tin lành trong mọi đời. Ðến ngày sau rốt, Ðức Chúa Trời sẽ lau ráo nước mắt cho các môn đồ (Khải Huyền 7:17; 21:4).