Nước Ðức Chúa Trời.

      


      Tiến sĩ Scofield chú thích về nước Ðức Chúa Trời:
       Ma-thi-ơ 6:33.-- Nước Ðức Chúa Trời khác với nước thiên đàng về 5 phương diện:
             1. Nước Ðức Chúa Trời là phổ thông, kể cả mọi bổn thể tri thức tình nguyện phục tuân ý muốn Ðức Chúa Trời, hoặc thiên sứ, Hội Thánh, hoặc các thánh đồ thuộc các thời đại quá khứ hay tương lai (Lu-ca 13:28,29; Hê-bơ-rơ 12:22,23); còn nước thiên đàng là nước của Ðấng Mê-si, sự cầu thay, và dòng Ða-vít, và có mục đích lập nước Ðức Chúa Trời ở trên đất (Ma-thi-ơ 3:2; I Cô-rinh-tô 15:24).
             2. Chỉ kẻ được tái sanh mới được vào nước Ðức Chúa Trời (Giăng 3:3,5-7); trong thời kỳ nầy, nước thiên đàng làm một phạm vi của sự nhận tín có thể thật hay giả (Ma-thi-ơ 13:3; 25:1,11,12).
             3. Vì nước thiên đàng là phạm vi thế hạ của nước Ðức Chúa Trời phổ thông, cả hai nước hầu như có mọi vật chung. Bởi đó, có nhiều ví dụ và sự dạy dỗ khác về nước thiên đàng trong Ma-thi-ơ, và nước Ðức Chúa Trời trong Mác và Lu-ca. Những sự không nói đến có nghĩa quan hệ. Như thí dụ về lúa mì và cỏ lùng, và về lưới (Ma-thi-ơ 13:24-30, 36-43, 47-50) không nói về nước Ðức Chúa Trời; ấy vì trong nước đó không có cỏ lùng hay cá xấu. Song ví dụ về men (Ma-thi-ơ 13:33) có nói về Ðức Chúa Trời vì tiếc thay, những lẽ đạo chân thật về nước cũng bị pha men của những sự sai lầm mà phe Pha-ri-si, Sa-đu-sê và đảng Hê-rốt làm đại biểu (xem Ma-thi-ơ 13:33).
             4. "Nước Ðức Chúa Trời không đến cách tỏ tường bề ngoài" (Lu-ca 17:20), song chính là sự tỏ ra bề trong và thuộc linh (Rô-ma 14:17); còn nước thiên đàng có sự tổ chức, và sẽ được tỏ ra trong sự vinh hiển trên đất. Xem bài Nước (Cựu Ước). Xa-cha-ri 12:8; và (Tân Ước), Lu-ca 1:31-33; I Cô-rinh-tô 15:24; Ma-thi-ơ 17:2.
             5. Nước thiên đàng sáp nhập vào nước Ðức Chúa Trời, ấy là khi Ðấng Christ đã được Ðức Chúa Trời "để muôn vật dưới chân Ngài là lúc Ngài sẽ giao nước lại cho Ðức Chúa Trời là Cha" (I Cô-rinh-tô 15:24-28).
       Lu-ca 17:21.-- "Ở trong các người" (Hy-lạp entos). Không thể nói về một người Pha-ri-si , là người tự xưng công bình và chối bỏ Ðấng Christ, có nước Ðức Chúa Trời, về phần thuộc linh, ở trong người. Hết cả lời giải đáp của Chúa ta, có ý làm khó cho người Pha-ri-si hiểu (so Ma-thi-ơ 13:10-13), có nghĩa về thời kỳ. Nước, về hình thể bề ngoài, như giao ước đã lập với Ða-vít (II Sa-mu-ên 7:8-17) và như các tiên tri đã tả vẽ (Xa-cha-ri 12:8), đã bị người Do-thái chối bỏ; đến nỗi trong thời hiện tại "không đến cách rõ ràng" có thể dịch: tỏ ra bề ngoài, song trong lòng người (so Lu-ca 19:11,12; Công vụ các sứ đồ 1:6-8; Rô-ma 14:17). Trong khoảng nầy, nước thật "ở giữa" (có bản dịch như thế) vòng người Pha-ri-si, tức là chỉ về Ðấng Christ, là vua, và môn đồ Ngài. Sau hết, nước thiên đàng sẽ đến cách rõ ràng bề ngoài (câu 24).
       Ma-thi-ơ 21:43.-- Nên chú ý, Ma-thi-ơ đây như trong câu 33 dùng một danh từ có nghĩa rộng hơn, tức nước Ðức Chúa Trời (so Ma-thi-ơ 6:33). Nước thiên đàng (Ma-thi-ơ 3:2; I Cô-rinh-tô 15:24) sẽ được lập. Trong khi chờ đợi, nước Ðức Chúa Trời và sự công bình Ngài bị cất khỏi dân Y-sơ-ra-ên mà ban cho người ngoại (Rô-ma 9:30-33).
       Thi Thiên 22:28.-- So câu 30. "Nước thuộc về Ðức Giê-hô-va ". Trong câu 30 tỏ ra Adonai là Ðấng trị vì thay vì Ðức Giê-hô-va. Xem Thi Thiên 110: với Ma-thi-ơ 22:42-45. Ý nghĩa và mục đích của Adonai (Chúa) là sự giao nước lại cho Ðức Giê-hô-va . Xem I Cô-rinh-tô 15:23,24. Xem bài Giê-hô-va, Sáng thế ký 2:4; 15:2.
       Tiến sĩ Scofield chú thích về nước thiên đàng :
       Ma-thi-ơ 3:2.
             1.-- Danh từ nước thiên đàng (dịch đúng là nước của các từng trời) dùng riêng trong sách Ma-thi-ơ , và chỉ về sự trị vì trên đất của Ðấng Mê-si, là Chúa Jêsus Christ , con của Ða-vít. Ấy được gọi nước của các từng trời vì các từng trời trị vì trên đất (Ma-thi-ơ 6:10). Danh từ nầy từ sách Ða-ni-ên , tại đó được định nghĩa (Ða-ni-ên 2:34-44; 7:23-27) là nước mà "Chúa trên trời" sẽ lập nên sau khi chính thể các cường quốc ngoại bang "bị hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra" hủy diệt đi. Ấy là nước lập theo giao ước với dòng dõi Ða-vít (II Sa-mu-ên 7:7-10); tả trong các sách tiên tri (Xa-cha-ri 12:8) và chứng quyết cho Jêsus là Ðấng Christ con Ma-ri, bởi thiên sứ Gáp-ri-ên (Lu-ca 1:32,33).
             2.-- Trong Ma-thi-ơ, nước thiên đàng có ba phương diện:
                   a. "Ðến gần" từ khi Giăng Báp-tít khởi làm chức vụ (Ma-thi-ơ 3:2) đến sự quyết định chối bỏ Chúa, và báo cáo về một tình anh em mới (Ma-thi-ơ 12:46-50).
                   b. Trong bảy lẽ mầu nhiệm của nước thiên đàng sẽ được ứng nghiệm trong thời đại hiện nay (Ma-thi-ơ 13:1-15); lại thêm những ví dụ về nước thiên đàng, sau đoạn 13:, có quan thiệp với lời làm chứng của tín đồ Ðấng Christ trong thời đại nay.
                   c. Phương diện tiên tri, nước sẽ được lập sau khi vua lấy sự vinh hiển tái lâm (Ma-thi-ơ 24:29-25:46; Lu-ca 19:12-19; Công vụ các sứ đồ 15:14-17). Xem bài Nước (Tân Ước) (Lu-ca 1:33; I Cô-rinh-tô 15:28). So bài Nước Ðức Chúa Trời. Ma-thi-ơ 6:33.
       Ma-thi-ơ 5:2.-- Vì đã phán nước thiên đàng "đến gần " trong Ma-thi-ơ 5:-7:, vua tuyên bố những nguyên tắc của nước. Bài giảng trên núi có hai sự dạy dỗ:
             1.-- Nghĩa từng chữ về nước. Theo ý nầy, bài nầy là điều lệ Ngài lập để cai trị công bình trên đất. Chừng nào nước thiên đàng được lập trên đất, thì sẽ lập theo điều lệ đó là điều lệ có thể coi như là lời giải nghĩa danh từ "sự công bình" mà các tiên tri đã dùng để mô tả nước (Ê-sai 11:4,5; 32:1; Ða-ni-ên 9:24). Theo nghĩa nầy, bài giảng trên núi thật là luật pháp, và chuyển sự phạm pháp từ việc hành động qua đến nguyên nhơn (Ma-thi-ơ 5:21,22,27,28). Ðây tỏ duyên cớ sâu nhiệm hơn tại sao người Do-thái chối bỏ nước. Họ đã giảm bớt nghĩa "sự công bình" thành ra lễ nghi bề ngoài mà thôi, và nghĩa về nước trong Cựu Ước thành ra chỉ là việc tỏ sự sung sướng và quyền bề ngoài. Dầu người Do-thái không hề bị quở vì trông đợi một nước thấy được và có quyền lực, nhưng lời các tiên tri đáng lẽ dạy cho họ sẵn trông đợi chỉ những người "có lòng khó khăn" và "nhu mì" mới được hưởng nước (Ê-sai 11:4). Thi Thiên 72: mà ai nấy trong dân Do-thái đều công nhận là tả vẽ đầy dẫy ý đó. Vì những cớ đó, bài giảng trên núi, trong sự dạy dỗ đầu nhứt, không nói đến đặc ơn hoặc nghĩa vụ Hội Thánh . Cũng thường thấy trong các Thơ tín. Theo luật pháp của nước, không người nào có hy vọng được tha tội nếu trước chưa tha tội cho kẻ khác (Ma-thi-ơ 5:12,14,15). Theo ân điển, tín đồ Ðấng Christ phải tha thứ vì đã được tha thứ (Ê-phê-sô 4:30,32).
             2.-- Song cũng có sự dạy dỗ rất hay cho tín đồ về phần đạo đức. Bao giờ vẫn thật kẻ có lòng khó khăn, chớ không phải người kiêu ngạo được lãnh phước, và kẻ buồn rầu vì cớ tội mình và nhu mì vì biết tội đó thì sẽ đói khát về sự công bình, và sẽ được no đủ. Kẻ hay thương xót sẽ được phước, và kẻ có lòng trong sạch sẽ "thấy Ðức Chúa Trời". Những nguyên tắc nầy về phần cốt yếu lại được dạy dỗ trong các Thơ tín.
       Thi Thiên 72:1.-- Cả Thi Thiên nầy là một sự khải thị trọn vẹn về nước Ðấng Mê-si như được tỏ ra trong Cựu Ước. Những lời cầu nguyện của Ða-vít sẽ được ứng nghiệm trong nước (câu 20; II Sa-mu-ên 23:1-4). Câu 1 chỉ về lễ đăng quang của "Vương tử" làm Vua nước, mà lễ đó mô tả theo phép trong Ða-ni-ên 7:13,14; Khải Huyền 5:5-10. Các câu 2-7, 12-14 tỏ đặc tính của nước (so Ê-sai 11:3-9). Lời đặc biệt là "sự công bình". Bài giảng trên núi mô tả sự công bình của nước. Câu 8-11 nói về sự phổ thông của nước. Câu 16 ngụ ý đến cách đem ơn phước phổ thông vào. Người Y-sơ-ra-ên trở lại sẽ như là "năm lúa mì" (A-mốt 9:9) như chính Vua trong sự chết và sự sống lại chỉ là một hạt; "hạt giống lúa mì" (Giăng 12:24). "Trước là người Do-thái" ấy là trật tự của cả Hội Thánh lẫn nước (Rô-ma 1:16; Công vụ các sứ đồ 13:46; 15:16,17). Cũng bởi Y-sơ-ra-ên lập lại mà nước sẽ được lan rộng khắp đất (Xa-cha-ri 8:13,20-23).
       Ða-ni-ên 7:2.-- Cảnh tượng nầy giống với Khải Huyền 5:6-10. Tại đó, cuối bài ca khen Chúa của "những người nên nước và thầy tế lễ" (Khải Huyền 5:9,10 so với Ða- ni-ên 7:18; "Các tháng" tức dường như chỉ về các thánh đồ của Hội Thánh theo Công vụ các sứ đồ 16:17; Rô-ma 8:17; II Ti-mô-thê 2:10-12; I Phi-e-rơ 2:9; Khải Huyền 1:6; 3:21; 5:10; 20:4-6) có chép: "Những người ấy sẽ trị vì trên mặt đất". Khải Huyền 6: khởi mô tả sự "khuấy khỏa" (trong Thi Thiên 2:5), dẫn đến sự lập Vua trên Si-ôn (Thi Thiên 2:6, Khải Huyền 20:4). Sự hiện thấy (Ða-ni-ên 7:9-14) chép ngược trật tự các biến động như sẽ được ứng nghiệm. Câu 13 tả quang cảnh trên trời (so Khải Huyền 5:6-10) khi được ứng nghiệm trước những việc mà Ða-ni-ên thấy trong dị tượng (câu 9-12). Ðây là trật tự theo lịch sử:
             1. Lễ đăng quang của con người (Ða-ni-ên 7:13-14; Khải Huyền 5:6-10).
             2. Cơn "khuấy khỏa" của Thi Thiên 2:5 được mô tả đầy đủ trong Ma-thi-ơ 24:21,22; Khải Huyền 6:18.
             3. Con người lấy sự vinh hiển tái lâm để "đập vỡ" như chép trong Ða-ni-ên 2:45 (Ða-ni-ên 7:9-11; Khải Huyền 19:11-21).
             4. Sự phán xét của dân tộc và sự lập nước (Ða-ni-ên 7:10,26,27; Ma-thi-ơ 25:31-46; Khải Huyền 20:1).
       Ê-sai 11:1.-- Trật tự những biến động chép trong Ê-sai 10:11; đáng chú ý Ê-sai 10: tả cơn gian truân Dân sót lại tại xứ Pha-lê-tin trong kỳ đại nạn (Phi-líp 2:5; Khải Huyền 7:14), và sự đến gần hủy phá các đạo binh dân ngoại dưới quyền Con thứ (Ða-ni-ên 7:8; Khải Huyền 19:20). Liền đó Ê-sai 11: tả bức tranh vinh hiển về thời kỳ của nước. Khải Huyền 19:20 cũng giữ đúng trật tự đó.
       Khi so sánh lịch sử và đời Ðấng Christ với hai đoạn 10: và 11: nầy và các lời tiên tri giống thế, thì thấy các tiên tri đó không chép một biến động nào xảy ra khi Ðấng Christ giáng lâm lần thứ nhứt. Trái hẳn với sự thâu họp Y-sơ-ra-ên tản lạc lại, và lập sự bình an trên đất, sau khi đóng đinh Ngài thì chẳng bao lâu Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, và cả dân Do-thái trong Pha-lê-tin bị giải tán giữa các dân tộc.
       Ê-sai 11:1.-- Ðoạn 11: nầy là một bức tranh tiên tri về sự vinh hiển của nước tương lai. Ấy là nước mà Giăng Báp-tít báo rằng đã "đến gần". Kế đó, nước bị chối bỏ, song sẽ được lập lại khi Con Ða-vít lấy vinh hiển tái lâm (Lu-ca 1:31,32; Công vụ các sứ đồ 15:15,16).
       Ê-sai 32:1.-- Xem Ê-sai 29:1. Trong Ê-sai 32:35; những ý nghĩa giống nhau về những sự ứng nghiệm gần xa được bày tỏ. Sự ứng nghiệm gần là cơn xông hãm của San-chê-ríp; sự ứng nghiệm xa là ngày của Ðức Giê-hô-va (Ê-sai 2:10-22; Khải Huyền 19:11-21), và phước của nước theo sau.
       Ê-sai 65:17.-- Câu nầy thấy vượt quá thời kỳ của nước tới trời mới đất mới (xem Ê-sai 51:16; 66:22; II Phi-e-rơ 3:13; Khải Huyền 21:1), song câu 1:18-25 tả chính thời kỳ của nước. Sự trường thọ được lập lại, song sự chết là "Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng" (I Cô-rinh-tô 15:26) không bị tiêu diệt cho đến hết cuộc phản nghịch của Sa-tan cuối 1000 năm bình an (Khải Huyền 20:7-14).
       Giê-rê-mi 33:15.-- Xem bài giao ước Ða-vít (II Sa-mu-ên 7:8-17); Nước (Cựu Ước) (Sáng thế ký 11:26; Xa-cha-ri 12:8); Nước (Tân Ước) (Lu-ca 1:31-33; I Cô-rinh-tô 15:28).
       Mi-chê 4:1.-- Những lời dự ngôn chung về nước. Trong Kinh Thánh, núi thường làm hình bóng về quyền thế lớn trên đất (Ða-ni-ên 2:35); đồi chỉ quyền thế nhỏ hơn. Lời dự ngôn nầy tỏ ra:
             1. Sự lập nước sau hết lấy Giê-ru-sa-lem làm kinh đô (4:1).
             2. Sự phổ thông của nước tương lai (4:2).
             3. Ðặc tánh của nước bình an (4:3).
             4. Hiệu lực của nước sự thịnh vượng (4:4), so Ê-sai 2:1-5; 11:1-12.
       Xa-cha-ri 9:10.-- Câu 9 đã dẫn Vua vào, và câu 10 với các câu sau trông đợi kỳ cuối cùng và nước. Trừ ra câu 9 nầy, Xa-cha-ri không tỏ thời đại hiện tại.
       Xa-cha-ri 12:1.-- Xa-cha-ri 12:-14, là một lời tiên tri có đại ý về sự tái lâm Chúa và sự lập nước. Trật tự là:
             1. Giê-ru-sa-lem bị vây trước trận Ha-ma-ghê-đôn (12:1-3).
             2. Chính trận đó (4-9).
             3. "Mưa cuối mùa" tức là sự đổ Ðức Thánh Linh và sự Ðấng Christ tỏ mình ra cho nhà Ða-vít và dân sót lại tại Giê-ru-sa-lem, không phải chỉ là Ðấng giải cứu vinh hiển, song cũng là Ðấng Y-sơ-ra-ên đã đâm và chối bỏ từ lâu (câu 10).
             4. Sự buồn rầu của kẻ tin kính sau khi đã thấy Ngài (câu 11-14).
             5. Suối tẩy sạch (Xa-cha-ri 13:1) lúc đó mở ra cách linh nghiệm cho Y-sơ-ra-ên.
       Xa-cha-ri 14:9.-- Ấy là lời đáp cuối cùng của bài cầu nguyện trong Ma-thi-ơ 6:10; Ða-ni-ên 2:44,45; 7:24-27. Xem Nước (Tân Ước) (Lu-ca 1:31-33; I Cô-rinh-tô 15:28).
       Thi Thiên 2:6.-- Thi Thiên 2: chép trật tự về sự lập nước, chia làm 6 phần:
             1. Sự náo loạn các dân ngoại, và sự toan mưu chước hư không của dân tộc (Do-thái), và sự đối địch các quan trưởng nghịch cùng Ðấng chịu xức dầu của Ðức Giê-hô-va (2:1-3). Lời giải nghĩa được soi dẫn của khúc nầy là Công vụ các sứ đồ 4:25-28, nói đã được ứng nghiệm khi Ðấng Christ bị đóng đinh.
             2. Sự chê cười của Ðức Giê-hô-va (câu 4), vì người tưởng rằng có thể bỏ qua lời giao ước Ngài (II Sa-mu-ên 7:8-17), và lời thề (Thi Thiên 89:34-37).
             3. Sự khuấy khỏa (câu 5) đã được ứng nghiệm trong sự hủy phá Giê-ru-sa-lem (70 S.C.), và trong sự tan lạc dân Do-thái vào thời đó; và sẽ được ứng nghiệm trọn hơn trong thời đại nạn (Ma-thi-ơ 24:29), xảy ra ngay trước khi Vua tái lâm (Ma-thi-ơ 24:30).
             4. Sự lập Vua bị chối bỏ trên Si-ôn (câu 6).
             5. Sự phục tòng của thế hạ dưới sự trị vì của Vua (câu 7-9).
             6. Sự khuyên dạy các cường quốc ngoại bang ngày nay (câu 10-12).
       Thi Thiên 16:9.-- Thi Thiên 16: là lời dự ngôn về sự sống lại của Vua. Như một tiên tri, Ða-vít hiểu rằng không phải khi Ngài giáng lâm lần thứ nhất, song vào thời sau khi Ngài chết và sống lại, thì Ðấng Mê-si sẽ nhận được ngôi nước Ða-vít. Xem Công vụ các sứ đồ 2:25-31; Lu-ca 1:32-33; Công vụ các sứ đồ 15:13,17.
       Ða-ni-ên 2:44.-- Khúc nầy nhứt định thời gian, so với biến động dự ngôn khác, khi nước thiên đàng sẽ được lập. Ấy sẽ "trong đời các vua nầy", tức là đời của mười Vua (so Ða-ni-ên 7:24,25) được chỉ bóng bởi mười ngón chơn của pho tượng. Cảnh ngộ đó không thực hữu khi Ðấng Mê-si giáng sanh, cũng không thể thành đạt cho đến chừng đế quốc La-mã phân chia ra và chính thể hiện nay của các cường quốc thế gian nổi dậy. Câu 45 ôn lại phương pháp mà nước sẽ được lập nên.
       Công vụ các sứ đồ 15:13.-- Về các thời đại, đây là khúc quan hệ nhứt trong Tân Ước. Ðây tỏ mục đích Ngài trong thời đại nầy và phần bắt đầu thời đại theo sau:
             1. Sự lấy ra một danh từ các dân ngoại cho dân Ngài, là công việc đặc biệt của thời hiện tại, hoặc thời đại Hội Thánh. Hội Thánh là Ecclésia -- tức "một Hội chúng được gọi ra". Ấy thật là việc xảy ra từ ngày Ngũ tuần. Bất cứ tại nơi nào, Tin lành không bao giờ làm cho mọi người đều trở lại, song chỉ có ít người trở lại.
             2. Rồi đó, (tức sự gọi ra), "Ta sẽ trở lại" (Công vụ các sứ đồ 15:16). Ðây Gia-cơ trích lời trong A-mốt 9:11,12. Những câu theo sau trong A-mốt mô tả sự thâu lại cuối cùng của dân Y-sơ-ra-ên mà các tiên tri khác vẫn liên lạc với sự ứng nghiệm giao ước Ða-vít (Ê-sai 11:1, 10-12; Giê-rê-mi 23:5-8). "Dựng nên đền tạm của vua Ða-vít", tức lập lại sự cai trị của Ða-vít trên Y-sơ-ra-ên (II Sa-mu-ên 7:8-17; Lu-ca 1:31-33).
             3. "Hầu cho những người sót lại (Y-sơ-ra-ên...) đều tìm Chúa" (Xa-cha-ri 12:7,8; 13:1,22).
             4. "Và mọi dân cầu khẩn danh ta" (Mi-chê 4:2; Xa-cha-ri 8:21,22). Ấy cũng giống trật tự trong Rô-ma 11:4-27.
       Ða-ni-ên 7:14.-- Ða-ni-ên 7:13,14 hiệp với Khải Huyền 5:1-7, và xảy đến trước sự ứng nghiệm Ða-ni-ên 2:34,35; Ða-ni-ên 7:13,14 và Khải Huyền 5:1-7. Tả lễ đăng quang của Con người và Con Ða-vít với quyền thế của nước, còn Ða-ni-ên 2:34,35 tả vẽ "hòn đá đập vỡ" (Ha-ma-ghê-đôn, Khải Huyền 16:14) hủy diệt quyền thế cường quốc ngoại bang, bởi vậy, dọn sạch đường lẽ thật lập nước thiên đàng , Ða-ni-ên 2:34,35 và Khải Huyền 19-21 chỉ về biến động đó.
       Ha-ba-cúc 2:14.-- So Ê-sai 11:9, nhứt định thời gian khi câu 14 nầy được ứng nghiệm. Ấy là khi nhánh công bình nhà Ða-vít sẽ lập nước. Trong câu nầy, Ha-ba-cúc có ý xa hơn Ê-sai. Trong Ê-sai chép về "sự hiểu biết Ðức Giê-hô-va" như, theo một mặt, được truyền bá ra ngày nay; song trong Ha-ba-cúc 2:14 là "sự nhận biết vinh quang Ðức Giê-hô-va", và ấy không thực hiện trước khi Chúa chưa lấy sự vinh hiển tái lâm (Ma-thi-ơ 24:30; 25:31; Lu-ca 9:26; I Tê-sa-lô-ni-ca 1:7; 2:8; Giu-đe 14). Cảnh tượng hóa hình trên núi là một phương diện báo trước (Lu-ca 9:26-29).
       Khải Huyền 20:2.-- Ấy là thời hạn của nước thiên đàng trong khoảng giữa thời đại của ơn điển nầy và trời mới đất mới (I Cô-rinh-tô 15:24).
       Xa-cha-ri 8:23.-- Ấy là những ngày Giê-ru-sa-lem đã trở nên trung tâm của sự thờ phượng khắp đất. Câu 23 giải nghĩa: người Do-thái (xem Dân sót, Ê-sai 1:9; Rô-ma 11:5) khi đó sẽ truyền đạo cho các "dân tộc", nay gọi là Chrétien (tín đồ Ðấng Christ).
       Xa-cha-ri 3:10.-- Câu 10 nầy chỉ thời gian ứng nghiệm về nước tương lai. Lại tỏ ra yên ổn mà Y-sơ-ra-ên chưa từng trãi từ khi bị bắt làm phu tù, cũng không từng trãi cho đến chừng nước đến (so Ê-sai 11:1-9).
       Công vụ các sứ đồ 1:6.-- Trong 40 ngày, Ðấng Phục sanh đã dạy các Sứ đồ về "những điều thuộc về nước Ðức Chúa Trời", chắc tùy theo lệ thường Ngài (Lu-ca 24:27,32,44,45) nhờ Kinh Thánh mà dạy. Song có một điểm không nói đến, tức là thời mà Ngài sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên; bởi vậy nên các Sứ đồ mới hỏi. Câu trả lời vẫn là sự dạy dỗ Ngài nhắc lại; thời không được tỏ ra (Ma-thi-ơ 24:36,42,44; 25:13 so I Tê-sa-lô-ni-ca 5:1).
       Ma-thi-ơ 4:17.-- "Ðến gần" không bao giờ là lời quyết định người hay vật "đến gần" phải hiện ra ngay, song chỉ có ý không có một biến động nào, hoặc đã biết, hoặc nói trước, phải xen vào. Khi Ðấng Christ đã hiện đến cùng dân Do-thái, điều kế đó, theo trật tự của sự khải thị như bấy giờ có, là phải lập lại nước của Ða-vít. Song chưa được tỏ ra, còn có chối bỏ nước (và Vua), thời gian lâu dài của hình dung mầu nhiệm về nước, sự truyền giảng khắp thế gian về thập tự, và sự kêu gọi Hội Thánh ra. Song ấy còn giấu kín trong mưu bí mật của Ðức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 13:11,17; Ê-phê-sô 3:3-10).
       Ma-thi-ơ 11:11.-- Xem bài Giăng Báp-tít.
       Ma-thi-ơ 11:12.-- Có người biện luận tự hỏi: "hãm ép" đây có phải chỉ về bề ngoài, như chống trả với nước trong ngôi vị Giăng Báp-tít và Chúa Jêsus; hay là khi suy xét sự phản đối của các thầy thông giáo và người Pha-ri-si, chỉ người cố ý hãm ép được vào nước đó. Cả hai mặt đều thật. Vua và sứ giả Ngài đều bị hãm ép, và đây là ý nghĩa đầu hết và lớn lao, song cũng có vài người cố ý "dùng sức mạnh" trở nên môn đồ (so Lu-ca 16:16).
       Ma-thi-ơ 11:20.-- Nước thiên đàng được báo rằng đã "đến gần" bởi Giăng Báp-tít, bởi chính Vua, bởi 12 Sứ đồ và những công việc lớn lao làm chứng, thì đã bị chối bỏ về phần đạo đức. Vì những nơi chọn để thử dân tộc là Cô-ra-xin, Bết-sai-đa, v.v... đã chối bỏ cả Giăng và Chúa Jêsus, nên nay Vua bị chối bỏ tuyên bố lời đoán xét. Sự chối bỏ cuối cùng theo chính thể là về sau (Ma-thi-ơ 27:21-37).
       Ma-thi-ơ 13:3.-- Xem bài mầu nhiệm, Sự. Trang 916.
       Ma-thi-ơ 13:3.-- Thí dụ về người gieo giống là nơi bắt đầu mới đi làm việc trong vườn nho của Ðức Chúa Trời (Y-sơ-ra-ên, Ê-sai 5:1-7), và đi gieo giống đạo trong ruộng tức thế gian là hai điều khác hẳn nhau (Ma-thi-ơ 10:5). Một phần hột giống đâm rễ luôn, song kết quả là lúa mì (câu 25; I Phi-e-rơ 1:24), hay là "con cái nước thiên đàng" (câu 38). Suốt thí dụ nầy (câu 3-9; 18-23) coi như là nền tảng của các sự mầu nhiệm nước thiên đàng . Chính Chúa giải nghĩa như thế.
       Ma-thi-ơ 13:47.-- Ví dụ về lưới (Hy-lạp: lưới kéo tay) bày tỏ một mặt khác với thí dụ lúa mì và cỏ lùng trong những sự mầu nhiệm về nước như là phạm vi sự làm chứng, song có điều khác nầy: trong thí dụ thứ nhì đó thấy Sa-tan là một tay hoạt động (13:19); trong thí dụ về lưới thì thấy phần phụ thêm pha lộn còn hơn kết quả của khuynh hướng một cuộc vận động để thâu vào điều không thật thuộc mình. Nước Thiên đàng giống một lưới, ném xuống biển nhân loại, thâu lại mọi thứ cả tốt lẫn xấu. Hết thảy đều còn lại trong lưới (câu 49) chẳng những chỉ trong biển, cho đến hết thời đại. Lưới đó không thí dụ về sự trở lại đạo và biển cũng vậy. Giảng nghĩa theo ý thế gian phải trở lại đạo trong thời đại nầy là ép ý quá chừng. Bài giải nghĩa của Chúa về ví dụ người gieo giống, lúa mì và cỏ lùng, và lưới phản đối ý đó.
       Vậy đó là hình dung mầu nhiệm của nước (Ma-thi-ơ 3:2; 6:33); là phạm vi của sự làm chứng bởi tín đồ trong thời đại nầy, là một đoàn thể lẫn lộn chơn giả, lúa mì và cỏ lùng, tốt và xấu. Nước bị ô uế bởi sự chiếu lệ, nghi ngờ, và ham mến thế gian. Song trong phạm vi đó, Ðấng Christ thấy con cái chơn thật của nước, cuối cùng sẽ "sáng láng như mặt trời". Trong ruộng lớn tức thế gian, Ngài thấy những kẻ được chuộc trong mọi thời đại, song nhứt là Y-sơ-ra-ên giấu kín của Ngài, sẽ được lập lại và lãnh phước. Vả lại, theo hình dung nầy của nước, dầu khác với nước sẽ có biết bao, Ngài thấy Hội Thánh, là thân thể và vợ mới Ngài, và vì sự vui mừng Ngài bán mọi điều Ngài có (IICô-rin-tô 8:9) và mua ruộng, của báu, và hột châu.
       Ma-thi-ơ 16:19.-- Không phải chìa khóa của Hội Thánh, song của thiên đàng theo nghĩa của Ma-thi-ơ 13:, tức là phạm vi làm chứng của tín đồ Ðấng Christ. Chìa khóa là dấu chỉ quyền phép hay thế lực (so Ê-sai 22:22; Khải Huyền 3:18). Lịch sử các Sứ đồ giải nghĩa và hạn chế lẽ thật nầy, vì ấy là Phi-e-rơ đã mở cửa cho Y-sơ-ra-ên có dịp tiện trở nên tín đồ Ðấng Christ trong ngày Ngũ tuần (Công vụ các sứ đồ 2:38-42), và cho dân ngoại trong nhà Cọt-nây (Công vụ các sứ đồ 10:34-46). Phi-e-rơ không mặc lấy phép tắc nào khác (Công vụ các sứ đồ 15:7-11). Trong giáo hội nghị không phải Phi-e-rơ, mà dường như Gia-cơ chủ tọa (Công vụ các sứ đồ 15:19 so Ga-la-ti 11:15). Phi-e-rơ không đòi gì cho mình hơn là làm Sứ đồ bởi ơn tứ (I Phi-e-rơ 1:1), và làm trưởng lão bởi chức vụ (I Phi-e-rơ 5:1).
       Quyền trói buộc hay buông tha có chia với các môn đồ khác (Ma-thi-ơ 18:18; Giăng 20:23). Theo Khải Huyền 1:18 rất rõ ấy không quan thiệp với sự quyết định số phận đời đời của linh hồn. Chìa khóa của sự chết và nơi âm phủ chỉ Ðấng Christ cầm mà thôi.
       Ma-thi-ơ 25:1 a.-- Phần nầy của bài giảng trên núi Ô-li-ve vượt quá câu hỏi của các môn đồ về dấu lạ (Ma-thi-ơ 24:3), và bày tỏ sự tái lâm của Chúa làm ba mặt:
             1. Như thử thách trong sự làm chứng, câu 1-13.
             2. Như thử thách trong sự hầu việc, câu 14-30.
             3. Như thử thách các dân ngoại, câu 31-46.
       Ma-thi-ơ 25:1 b.-- Nước thiên đàng đây là phạm vi làm chứng như trong Ma-thi-ơ 13:. Hết thảy giống nhau đều có đèn, song có hai thực sự quyết định địa vị thật của các nữ đồng trinh dại dột: "Không đem dầu theo cùng mình", và Chúa phán: "Ta không biết các ngươi đâu". Dầu hình bóng về Ðức Thánh Linh, và "nếu ai không có Thánh Linh của Ðấng Christ thì người ấy chẳng thuộc về Ngài" (Rô-ma 8:9). Vả lại, Chúa không thể phán với tín đồ nào, dẫu không thuộc linh mặc dầu, "Ta không biết ngươi đâu".
       Ma-thi-ơ 17:2.-- Quang cảnh hóa hình tỏ ra theo hình bóng, mọi sự về nước tương lai lúc được hiện ra:
             1. Chúa, không ở trong sự hèn hạ, song trong sự vinh hiển (câu 2).
             2. Môi-se, được vinh hiển, đại biểu của các người được cứu chuộc đã vượt qua sự chết vào nước (Ma-thi-ơ 13:43; so Lu-ca 9:30,31).
             3. Ê-li, được vinh hiển, đại biểu của những người được cứu chuộc đã được cất lên mà vào nước (I Cô-rinh-tô 15:50-53; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-17).
             4. Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng không được vinh hiển, đại biểu (lúc đó) của Y-sơ-ra-ên theo phần xác trong nước tương lai (Ê-xê-chi-ên 37:21-27).
             5. Ðoàn dưới chơn núi (câu 14) đại biểu các dân tộc ngoại bang sẽ được đem vào nước sau khi sẽ lập trên Y-sơ-ra-ên (Ê-sai 1:10-12 v.v...).
       Ma-thi-ơ 13:43.-- Nước không trở nên nước của "Cha" cho đến chừng Ðấng Christ, sau khi đã "đặt mọi kẻ thù nghịch dưới chơn Ngài" kể cả kẻ thù nghịch cuối cùng là sự chết, đã giao nước lại cho Ðức Chúa Trời, tức là Cha (I Cô-rinh-tô 15:24-28; Khải Huyền 22:2). Có sự đắc thắng hơn sự chết kỳ sống lại lần đầu (I Cô-rinh-tô 15:54,55), song sự chết, là "kẻ thù nghịch cuối cùng" không bị hủy diệt cho đến kỳ 1000 năm bình an đã mãn (Khải Huyền 20:14).
       Ê-phê-sô 1:10.-- Xem bài thời đại.
       Khải Huyền 12:10.-- Thời đại của nước (II Sa-mu-ên 7:16) bắt đầu từ lúc Ðấng Christ trở lại thế gian trải qua 1000 năm, Ngài trị vì trên đất, và tận cùng khi Ngài giao nước lại cho Cha (I Cô-rinh-tô 15:24).
       II Sử ký 10:16.-- Y-sơ-ra-ên, tức 10 chi phái, ngoài Giu-đa và Bên-gia-min, có khi gọi là Y-sơ-ra-ên phân biệt với Giu-đa. Sự chia nước nầy làm dấu chỉ một cuộc rất quan hệ trong lịch sử của dân tộc. Từ đó trở đi, ấy là "một nước chia xé nhau" (Ma-thi-ơ 12:25). Hai nước sẽ hiệp làm một trong nước tương lai (Ê-sai 11:10-13; Giê-rê-mi 23:5-6; Ê-xê-chi-ên 37:15-28). "Y-sơ-ra-ên " Sáng thế ký 12:2-3; Rô-ma 11:26.
       Xa-cha-ri 12:8.-- Tóm tắt, "Nước" trong Cựu Ước.
       I. Sự cai trị trên đất trước khi Áp-ra-ham được kêu gọi.
             1. Sự cai trị trên muôn vật được ban cho người nam và người nữ thứ nhứt (Sáng thế ký 1:26,28). Vì cớ phạm tội mất sự cai trị nầy. Sa-tan trở nên "chúa của thế gian nầy" (Ma-thi-ơ 4:8-10; Giăng 14:30).
             2. Sau nước lụt, nguyên tắc cai trị của loài người được lập theo giao ước với Nô-ê (Sáng thế ký 9:1-6). Theo Kinh Thánh, ấy còn là điều luật của mọi chính thể dân ngoại.
       II. Thần quyền trong dân Y-sơ-ra-ên. Sự kêu gọi Áp-ra-ham, ngoài nhiều điều khác, gồm lại sự dựng nên một dân biệt riêng để bởi dân đó, những mục đích lớn lao của Ðức Chúa Trời đối với loài người có thể đạt đến được (xem Y-sơ-ra-ên, Sáng thế ký 12:1-3; Rô-ma 11:26). Giữa những mục đích đó có một là lập một nước phổ thông. Trật tự của sự mở mang sự trị vì Ngài trong Y-sơ-ra-ên là:
             1. Chức vụ cầu thay của Môi-se (Xuất Ê-díp-tô ký 3:1-10; 19:9; 24:12).
             2. Chức vụ dẫn dắt của Giô-suê (Giô-suê 1:1-5).
             3. Thiết lập các quan xét (Các quan xét 2:16-18).
             4. Dân sự chối bỏ Thần quyền, và chọn một vua là Sau-lơ (I Sa-mu-ên 8:1-7; 9:12-17).
       III. Nước Ða-vít.
             1. Chúa chọn Ða-vít (I Sa-mu-ên 16:1-13).
             2. Chúa lập giao ước với Ða-vít (II Sa-mu-ên 7:8-16; Thi Thiên 89:3,4,20,21, 28-37).
             3.Các tiên tri giải nghĩa giao ước của Ða-vít (Ê-sai 1:25,26 đến Xa-cha-ri 12:6-8). Các tiên tri mô tả nước như sau nầy:
                   a). Thuộc nhà Ða-vít, được lập dưới một hậu tự của Ða-vít, sẽ sanh ra bởi một nữ đồng trinh, bởi đó thật là người, cũng gọi là "Em-ma-nu-ên", "Ðức Chúa Trời quyền năng là Cha đời đời, là Chúa bình an" (Ê-sai 7:13,14; 9:6,7; 1:1; Giê-rê-mi 23:5; Ê-xê-chi-ên 34:23; 37:24; Ô-sê 3:4,5).
                   b). Một nước có căn nguyên, nguyên tắc và quyền phép từ trời (Ða-ni-ên 2:34-35,44,45), song lập trên đất, có Giê-ru-sa-lem làm kinh đô (Ê-sai 2:2-4; 4:3,5; 24:23; 33:20; 62:1-7; Giê-rê-mi 23:5; 31:38-40; Giô-suê 3:1,16,17).
                   c). Nước trước nhứt sẽ được lập trên dân Y-sơ-ra-ên đã được thu lại, lập lại, và trở lại Ngài, và sau sẽ trở nên phổ thông (Thi Thiên 2:8; 24:22; Ê-sai 1:1,2; 11:1, 10-13; Giê-rê-mi 23:5-8, 30:7-11; Ê-xê-chi-ên 20:33-40, 37:21-35; Xa-cha-ri 9:10, 14:16-19; Thi Thiên 2:6-8; Ê-sai 60:12).
                   d). Vậy những đặc sắc đạo đức của nước là sự công bình, và bình an. Người nhu mì, không phải kẻ kiêu ngạo, sẽ được hưởng đất, sự trường thọ sẽ càng thêm nhiều; sự biết Chúa sẽ được phổ thông, thú dữ sẽ được đổi tánh; sự đều nhau hoàn toàn sẽ được vững lập; khởi phạm tội tức thì bị đoán phạt ngay; còn một phần rất lớn của số dân trên đất sẽ được cứu (Ê-sai 11:4, 6-9, 65:20; Thi Thiên 2:9; Ê-sai 26:9; Xa-cha-ri 14:16-21). Tân Ước (Khải Huyền 20:1-5) thêm một sự rất quan hệ, ấy là Sa-tan sẽ bị cất khỏi cảnh trạng đó. Không thể tưởng tượng trình độ trọn vẹn về phần thuộc linh, tri thức, và thân thể cao cho đến bậc nào mà loài người sẽ đạt đến trong nước, là thời đại công bình và bình an sắp đến (Ê-sai 11:4-9; Thi Thiên 72:1-10).
                   e). Nước sẽ được lập bởi quyền phép không phải bởi lời khuyên, và sẽ theo sự đoán phạt Ngài trên các cường quốc ngoại bang (Thi Thiên 2:4-9; Ê-sai 9:7; Ða-ni-ên 2:35,44,45; 9:34,35; Xa-cha-ri 14:1-19). Xem Xa-cha-ri 6:2.
                   f). Sự lập lại Y-sơ-ra-ên và sự lập nước có liên lạc với sự Chúa tái lâm; còn thuộc tương lai (Phục truyền luật lệ ký 30:3-5; Thi Thiên 2:1-9; Xa-cha-ri 14:4).
                   g). Sự sửa phạt để lại cho nhà Ða-vít vì sự không vâng lời (II Sa-mu-ên 7:14; Thi Thiên 89:30-33) giáng xuống không những người Do-thái bắt làm phu tù và bị tản lạc khắp thế gian: dầu từ đó, có phần sót lại trở lại với Xô-rô-ba-bên, song Giê-ru-sa-lem còn phục các dân ngoại. Dầu vậy, giao ước đã không bị chối bỏ (Thi Thiên 89:33-37), nhưng sẽ còn được ứng nghiệm (Công vụ các sứ đồ 15:14-17).
       I Cô-rinh-tô 15:24.-- Tóm tắt "Nước" trong Tân Ước:
       Xem bài "Nước" trong Cựu Ước (Sáng thế ký 1:26,28; Xa-cha-ri 12:8). Lẽ thật về nước được mở mang theo trật tự nầy trong Tân Ước:
       1. Lời hứa sẽ về nước cho Ða-vít và dòng dõi người, và các tiên tri mô tả (II Sa-mu-ên 7:8-17, so Xa-cha-ri 12:8), nhập vào Tân Ước mà không thay đổi gì (Lu-ca 1:31-33). Vua sanh ra tại Bết-lê-hem (Ma-thi-ơ 2:1; Mi-chê 5:2), bởi nữ đồng trinh (Ma-thi-ơ 1:18-25; Ê-sai 7:14).
             2. Nước được báo là "đến gần" (Ma-thi-ơ 4:17) bởi Giăng Báp-tít, bởi Vua, và bởi 12 Sứ đồ, bị người Do-thái chối bỏ trước về phần đạo đức (Ma-thi-ơ 11:20), sau bởi chính thể (Ma-thi-ơ 21:42,43), và Vua, phải đội mão triều gai và bị đóng đinh.
             3. Trong khi đợi sự chối bỏ bởi chính thể và sự đóng đinh, Vua bày tỏ những "sự mầu nhiệm" của nước Thiên đàng (Ma-thi-ơ 13:2) phải được ứng nghiệm trong khoảng giữa sự chối bỏ và sự tái lâm Ngài trong sự vinh hiển (Ma-thi-ơ 13:1-50).
             4. Sau đó, Ngài báo mục đích "xây dựng" Hội Thánh Ngài (Ma-thi-ơ 16:18), là một sự mầu nhiệm khác được bày tỏ bởi Phao-lô và đang ứng nghiệm của nước. "Những sự mầu nhiệm" về nước thiên đàng và "sự mầu nhiệm" về Hội Thánh (Ê-phê-sô 3:9-11), về phần lịch sử, cũng chung một thời đại, tức thời đại nầy.
             5. Những sự mầu nhiệm về nước sẽ tận cùng bởi "mùa gặt" (Ma-thi-ơ 13:39-43,49,50) khi Vua vinh hiển tái lâm, song trước lúc đó Hội Thánh đã được cất lên gặp Chúa trong khoảng không (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-17).
             6. Khi trở về, Vua sẽ lập lại nước Ða-vít trong chính ngôi vị Ngài, thâu hợp lại dân Y-sơ-ra-ên tan lạc, lập quyền Ngài trên khắp đất, và cai trị 1000 năm (Ma-thi-ơ 24:27-30; Lu-ca 1:31-33; Công vụ các sứ đồ 15:14-17; Khải Huyền 20:1-10).
             7. Nước Thiên đàng (Ma-thi-ơ 3:2) đã được lập dưới Con Ða-vít là Chúa, có mục đích là lập lại quyền Chúa trên mặt đất, có thể coi như là một tỉnh loạn nghịch cùng nước lớn của Ðức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 6:33), khi xong rồi (I Cô-rinh-tô 15:24,25), Con sẽ giao lại nước thiên đàng (Ma-thi-ơ 3:2) cho "Ðức Chúa Trời," là Cha "hầu cho" Ðức Chúa Trời (tức là Ba ngôi hiệp một, Cha, Con, Thánh Linh) "làm muôn sự trong muôn sự" (I Cô-rinh-tô 15:28). Ngôi vinh hiển là thuộc "Ðức Chúa Trời và Chiên Con" (Khải Huyền 22:1). Thời đại của nước là thời đại thứ bảy (Ê-phê-sô 1:10).

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.