Ống sáo. Pipe, Flủte.

         

      Tiếng Hê-bơ-rơ là châlil (trên chữ i có dấu Á), từ một căn nguyên có nghĩa là "đục thủng, làm một lỗ"; Kinh Thánh quốc văn dịch đúng là "sáo" (I Các vua 1:40). Ấy là một nhạc khí đơn sơ nhất, và bởi đó có lẽ cổ nhất. Sáo hiệp với trống cơm làm một nhạc khí có tính cách bình an và vui vẻ. -ng sáo và trống cơm dùng trong bữa tiệc của người Hê-bơ-rơ (Ê-sai 5:12), và hòa theo cuộc thờ phượng đơn sơ, khi các tiên tri trẻ, từ nơi cao xuống, nhơn sự hòa nhạc mà được soi dẫn (I Sa-mu-ên 10:5). Những người từ xa đến thành Giê-ru-sa-lem giữ những lễ trọng, có thể quên những sự mệt mỏi đường trường, khi hát các Thi Thiên theo tiếng sáo (Ê-sai 30:29). Tiếng sáo lên cao và buồn, nên hiệp với sự rầu buồn và tang chế (Ma-thi-ơ 9:23), và trong bài ca thương của tiên tri Giê-rê-mi về sự hủy diệt Mô-áp (Giê-rê-mi 48:36). Sáo cũng dùng trong ban ca hát tại Ðền thờ, như Thi Thiên 87:7 chép "những kẻ nhảy múa" thật đúng là "người thổi sáo". Theo sách Mishna, một năm có 12 ngày thổi sáo trước bàn thờ. Sáo làm bằng sậy, không phải bằng đồng, để tiếng cao hơn. Sáo một ống thì cầm dọc, kề miệng vào một đầu mà thổi. Sáo hai ống thì thổi cả hai một lúc, và tay nào thì bấm vào lỗ thuận hiệp, mỗi ống sáo đếm được ba hay bốn lỗ. Vào đời Ðấng Christ, trong đám tang hoặc bên giường người chết bao giờ cũng có các thầy phường nhạc thổi sáo (Ma-thi-ơ 9:23). Hiện nay, tục lệ đó vẫn còn.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.