Con trai của Rê-ma-lia, nguyên làm quan tổng binh cho Phê-ca-hia, vua Y-sơ-ra-ên, đã giết chủ mình mà cướp ngôi, và trở nên vua thứ XVIII của nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc (757-740 T.C.). Dưới những vua trước kia Y-sơ-ra-ên đã hèn yếu bởi phải nộp thuế nặng cho người A-sy-ri (II Các vua 15:20), và bởi những cuộc nội loạn và âm mưu. Phê-ca dường như vững vàng gắng công để khôi phục lại thế lực cho nước. Vì vậy, nên người đã tìm sự nâng đỡ bởi kết đồng minh với các người nước ngoài, và chú ý đến sự cướp phá nước chị là Giu-đa. Người đã ký một hòa ước, trong đó có ý chia phần của cướp với Rê-xin, vua của Ða-mách, khi Giô-tham còn ở trên ngôi tại Giê-ru-sa-lem (II Các vua 15:37); song cuộc chinh chiến kéo dài, có lẽ vì cớ Giô-tham đi đường chánh đáng mà làm điều thiện trước mặt Ðức Giê-hô-va (II Sử ký 27:). Dầu vậy, khi con yếu đuối của Giô-tham là A-cha lên nối ngôi của nhà Ða-vít, thì hai nước đồng mình chẳng do dự, lập tức vây thành Giê-ru-sa-lem (742 T.C.). Sự tích cuộc chinh chiến chép trong II Các vua 16: và II Sử ký 28:. Tranh chiến nầy có danh tiếng là vì có lời tiên tri lớn của Ê-sai 7:-9:. Kết quả chính là cướp được cửa biển Giu-đa là Ê-lát trên Biển Ðỏ; song sự đồng minh trái lẽ của Ða-mách với Sa-ma-ri bị hình phạt bởi sự suy bại cuối cùng bởi Tiếc-la Phi-lê-se, vua A-sy-ri. Nước Ða-mách cuối cùng bị phá bỏ, và Rê-xin bị giết, còn Phê-ca cuối cùng bị mất nửa giang sơn, gồm cả phía Bắc, và cả miền Ðông sông Giô-đanh. Chính Phê-ca nay cũng sa vào địa vị làm chư hầu của A-sy-ri, và tự nhiên buộc phải thôi xâm lấn nước Giu-đa. Hoặc vì cớ sự tham tàn của Phê-ca, đã làm cho dân không còn chịu nổi, hoặc vì cớ thế lực vua yếu đuối nên dân sự mới dám đánh người, ta không biết; song chỉ vì một trong hai duyên cớ đó, Ô-sê con trai Ê-la, âm mưu nghịch và giết người.
Phê-ca. Pékah.
Con trai của Rê-ma-lia, nguyên làm quan tổng binh cho Phê-ca-hia, vua Y-sơ-ra-ên, đã giết chủ mình mà cướp ngôi, và trở nên vua thứ XVIII của nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc (757-740 T.C.). Dưới những vua trước kia Y-sơ-ra-ên đã hèn yếu bởi phải nộp thuế nặng cho người A-sy-ri (II Các vua 15:20), và bởi những cuộc nội loạn và âm mưu. Phê-ca dường như vững vàng gắng công để khôi phục lại thế lực cho nước. Vì vậy, nên người đã tìm sự nâng đỡ bởi kết đồng minh với các người nước ngoài, và chú ý đến sự cướp phá nước chị là Giu-đa. Người đã ký một hòa ước, trong đó có ý chia phần của cướp với Rê-xin, vua của Ða-mách, khi Giô-tham còn ở trên ngôi tại Giê-ru-sa-lem (II Các vua 15:37); song cuộc chinh chiến kéo dài, có lẽ vì cớ Giô-tham đi đường chánh đáng mà làm điều thiện trước mặt Ðức Giê-hô-va (II Sử ký 27:). Dầu vậy, khi con yếu đuối của Giô-tham là A-cha lên nối ngôi của nhà Ða-vít, thì hai nước đồng mình chẳng do dự, lập tức vây thành Giê-ru-sa-lem (742 T.C.). Sự tích cuộc chinh chiến chép trong II Các vua 16: và II Sử ký 28:. Tranh chiến nầy có danh tiếng là vì có lời tiên tri lớn của Ê-sai 7:-9:. Kết quả chính là cướp được cửa biển Giu-đa là Ê-lát trên Biển Ðỏ; song sự đồng minh trái lẽ của Ða-mách với Sa-ma-ri bị hình phạt bởi sự suy bại cuối cùng bởi Tiếc-la Phi-lê-se, vua A-sy-ri. Nước Ða-mách cuối cùng bị phá bỏ, và Rê-xin bị giết, còn Phê-ca cuối cùng bị mất nửa giang sơn, gồm cả phía Bắc, và cả miền Ðông sông Giô-đanh. Chính Phê-ca nay cũng sa vào địa vị làm chư hầu của A-sy-ri, và tự nhiên buộc phải thôi xâm lấn nước Giu-đa. Hoặc vì cớ sự tham tàn của Phê-ca, đã làm cho dân không còn chịu nổi, hoặc vì cớ thế lực vua yếu đuối nên dân sự mới dám đánh người, ta không biết; song chỉ vì một trong hai duyên cớ đó, Ô-sê con trai Ê-la, âm mưu nghịch và giết người.