Ấy là một tên Ai-cập nhằm đời Rameses II. Ðạt cho:
I. Con của Ê-lê-a-sa và cháu của A-rôn (Xuất Ê-díp-tô ký 6:25). Người đáng được nhớ đến, vì hẳn còn trai trẻ, bởi lòng sốt sắng và nghị lực lúc dân sự buông lung thờ thần tượng tại Si-tim, làm nguôi cơn thạnh nộ của Chúa, và làm ngừng tai vạ đang hủy diệt Y-sơ-ra-ên (Dân số ký 25:7). Phi-nê-a cũng được chỉ định đi theo làm thầy tế lễ khi chinh chiến để hủy diệt dân Ma-đi-an (Dân số ký 31:6). Nhiều năm sau, chính Phi-nê-a cũng đứng đầu mười quan trưởng được phái đi từ Si-lô để quở trách nghịch cùng bàn thờ mà người ta làm cho hay rằng hai chi phái rưỡi bên kia sông Giô-đanh sắp xây (Giô-suê 22:13-32). Trong khi chia xứ, Phi-nê-a cũng nhận được kỷ phần mình trên núi Ép-ra-im và gọi bằng tên mình. Sau khi Ê-lê-a-sa chết, Phi-nê-a làm thầy tế lễ thứ ba trong các ban thứ, vì có lời hứa cho người cùng dòng dõi người sẽ hành chức tế lễ đời đời (Thi Thiên 106:30,31). Chỉ trừ một quãng đứt ngắn là khi nhà Hê-li, thuộc dòng Y-tha-ma, làm thầy tế lễ, còn thì dòng dõi người hành chức cho đến chừng của lễ đình chỉ năm thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá (70 S.C.). Với chức phận đó, Phi-nê-a được phép đem lời sấm truyền cho dân sự trọn cả cuộc chiến đấu với người Bên-gia-min về Ghi-bê-a (Các quan xét 20:28). Có người cho rằng câu chót của sách Giô-suê là chép bởi Phi-nê-a, cũng như cho lời tả sự chết của Môi-se trong Phục truyền luật lệ ký là bởi Giô-suê.
Mộ của Phi-nê-a, nơi người Do-thái và người Sa-ma-ri rất ưa lui tới, nay ở Awertah, cách Ðông nam Nablus 6 cây số rưỡi.
II. Con thứ hai của Hê-li (I Sa-mu-ên 1:3; 2:34; 4:4,11,17,19; 14:3). Phi-nê-a cùng anh mình bị giết khi hòm giao ước bị người Phi-li-tin cướp lấy. Khi nghe tin tai họa xảy đến, thì làm cho vợ người xúc động quá nên thình lình bị đau đớn, khòm lưng xuống và đẻ rồi đặt tên con là Y-ca-bốt (tức là thiếu sự vinh hiển).
III. Một người Lê-vi trong đời E-xơ-ra (E-xơ-ra 8:33), cha một thầy tế lễ, ít nhứt chắc cũng thuộc họ Phi-nê-a lớn ở trên.