Là một tên Ai-cập, cũng viết là Phô-ti-phê-ra tức "thuộc về mặt trời." Phô-ti-pha làm quan thị vệ của Pha-ra-ôn và làm chủ của Giô-sép. Kinh Thánh chép đặc biệt về Phô-ti-pha là người Ai-cập, tức người bổn xứ tại triều đình các vua Hyksos, dòng thứ XV. Vợ người đã thử cám dỗ tôi tớ trai trẻ bỏ đường đức hạnh, song khi nàng thất bại thì xui giục Phô-ti-pha bỏ Giô-sép vào tù, bởi một cớ tích mà nàng biết là giả dối (Sáng thế ký 39:1-20). Chắc lúc đầu, Giô-sép buồn vì "người ta cột chơn người vào cùm,làm cho người bị còng xuống" (Thi Thiên 105:17,18), song Ðức Giê-hô-va tỏ lòng nhơn từ cùng Giô-sép, làm cho được ơn trước mặt chủ ngục (Sáng thế ký 39:21), chắc là người khác không phải Phô-ti-pha. Trong các đài kỷ niệm Ai-cập có họa trong nhà Phô-ti-pha, là nhà giàu có (Sáng thế ký 39:4-6).
Phô-ti-pha. Potiphar (người của mặt trời).
Là một tên Ai-cập, cũng viết là Phô-ti-phê-ra tức "thuộc về mặt trời." Phô-ti-pha làm quan thị vệ của Pha-ra-ôn và làm chủ của Giô-sép. Kinh Thánh chép đặc biệt về Phô-ti-pha là người Ai-cập, tức người bổn xứ tại triều đình các vua Hyksos, dòng thứ XV. Vợ người đã thử cám dỗ tôi tớ trai trẻ bỏ đường đức hạnh, song khi nàng thất bại thì xui giục Phô-ti-pha bỏ Giô-sép vào tù, bởi một cớ tích mà nàng biết là giả dối (Sáng thế ký 39:1-20). Chắc lúc đầu, Giô-sép buồn vì "người ta cột chơn người vào cùm,làm cho người bị còng xuống" (Thi Thiên 105:17,18), song Ðức Giê-hô-va tỏ lòng nhơn từ cùng Giô-sép, làm cho được ơn trước mặt chủ ngục (Sáng thế ký 39:21), chắc là người khác không phải Phô-ti-pha. Trong các đài kỷ niệm Ai-cập có họa trong nhà Phô-ti-pha, là nhà giàu có (Sáng thế ký 39:4-6).