Quản gia. Intendant de la maison.

       


      I. Cựu Ước.-- Dầu có khi không dịch là quản gia, nhưng Kinh Thánh nhiều lần chỉ về chức việc đó, như Ê-li Ê-se, người Ða-mách, làm quản gia của Áp-ra-ham (Sáng thế ký 15:2). Người coi quản hết thảy việc nhà Áp-ra-ham (Sáng thế ký 24:2). Giô-sép là quản gia cho Phô-ti-pha (Sáng thế ký 39:1-4), và sau, khi làm tể tướng, Giô-sép cũng có người Quản gia cai quản hết cả cơ nghiệp mình (Sáng thế ký 43:16), và sau, khi làm tể tướng, Giô-sép cũng có người Quản gia cai quản hết cả cơ nghiệp mình (Sáng-thế-ký 43:16). Ê-la, vua Y-sơ-ra-ên, cóạ t-sa coi việc nhà (I Các vua 16:9), và có thể tin các vua khác cũng vậy. Chức việc quản gia chẳng những lo về của cải, song cũng lo về con cái trong nhà. Có khi quản gia là người tôi mọi, có khi là người đã được giải phóng.
       II. Tân Ước.-- Nguyên văn Hy-lạp có hai lời hầu đồng nghĩa quản gia, là Epitropos và oikonomos. Cả hai tìm trong Ga-la-ti 4:2. Có nhà học giả tưởng lời thứ nhứt chỉ về quản gia coi sóc những người nhà, như đại biểu cho con trước luật pháp, còn lời thứ nhì chỉ về người tôi tớ đứng đầu để thu xếp mọi việc trong gia đình hoặc sản nghiệp. Song có khi quản gia làm cả hai việc đó, không phân biệt.
       1. Trong sách Tin lành.-- Trong đời Ðấng Christ, dường như mỗi gia đình sang trọng có quản gia, như quan nội vụ của Hê-rốt là Chu-xa, và vợ là Gian-nơ theo và hầu việc Chúa (Lu-ca 8:3). Vì đây dùng epitropos nên có người tưởng quản gia nầy cũng lo về giáo dục các con cái Hê-rốt nữa. Trong thí dụ về người làm công trong vườn nho, thì người giữ việc trả tiền công (Ma-thi-ơ 20:8). Trong thí dụ về người quản gia bất trung thấy quản gia là người được giải phóng cai quản gia tài, có thể lợi dụng, song phải trình lại cho chủ, nếu không trung tín thì bị đuổi ngay (Lu-ca 16:1-13). Trong thí dụ về nén bạc (Lu-ca 19:12-27), về các ta lâng (Ma-thi-ơ 25:14-30), và về bọn trồng nho gian ác (Ma-thi-ơ 21:33-46) cũng dạy như thế. Khi khuyên môn đồ về sự tỉnh thức Chúa Jêsus dường như tỏ ra trong lúc Ngài đi vắng, cũng phải làm quản gia (Lu-ca 12:42). Theo khúc nầy, phận sự của quản gia phải lo quản trị mọi việc chủ mình, lo về sổ chi thu, và trả công cho mỗi người. Vậy, các môn đồ làm quản gia của Tin lành Ngài, thì phải hết sức lợi dụng để giúp đỡ người khác cho đến Ngài tái lâm. Trong Giăng 2:8 chép là "kẻ coi tiệc." Trong Ma-thi-ơ 24:45, dường như quản gia là tôi mọi, còn Lu-ca 16:1-24, là người được giải phóng.
       2. Trong thơ tín.-- Phần nhiều lần dùng danh từ nầy là về chức vụ truyền đạo. Phao-lô và các đồng bạn tự coi mình như những quản gia giữ "những sự mầu nhiệm của Ðức Chúa Trời" (I Cô-rinh-tô 4:1,2). Ðây Sứ đồ có ý cẩn thận lo về điều đã giao phó cho mình, và truyền cho người khác cách trung tín như Chúa Jêsus là Chủ mình đã chỉ dẫn. Một giám mục hoặc người tiên kiến được coi là "kẻ quản lý nhà Ðức Chúa Trời" (Tít 1:7). Phi-e-rơ tự coi mình và các tín đồ khác như "người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Ðức Chúa Trời" (I Phi-e-rơ 4:10). Xem ở trên nói thế nào về hai chức việc quản gia trong Ga-la-ti 4:2. Trong Rô-ma 16:24, Ê-rát làm quan kho bạc thành phố bởi thể tỏ ra là người có giá trị tại Cô-rinh-tô và dường như là tín đồ trung tín.  

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.