Tiếng Hy-lạp là hégemon, trong Tân Ước dùng để chỉ quan chức cai trị trên tỉnh Giu-đe thuộc hoàng đế. Ấy như dùng cho Bôn-xơ Phi-lát (Ma-thi-ơ 27:), Phê-lít (Công vụ các sứ đồ 23:; 24:) và Phê-tu (Công vụ các sứ đồ 26:30). Chức của quan tổng đốc có nói trong Lu-ca 3:1, dưới bài "Quan trấn thủ," có giải nghĩa rằng sau trận đánh tại Actium (27 T.C.). Sê-sa-Âu-gút-tơ chia những tỉnh của đế quốc La-mã làm hai: một phần cho thượng nghị viện, còn bao nhiêu thuộc về mình. Những tỉnh thuộc hoàng đế có quan Khâm sai (Legati) cai trị. Không có quan án giữ kho bạc nào (queestor) được dự phần trong các tỉnh thuộc hoàng đế song cơ nghiệp và huê lợi của kho hoàng đế đã có những procuratores coi giữ. Có khi quan tổng đốc kiêm chức Khâm sai cai trị một tỉnh. Ấy là điều đặc biệt cho các tỉnh nhỏ và các miền ngoại ô của tỉnh lớn hơn, và là sự quan thiệp giữa xứ Giu-đê và Sy-ri.
Những dinh thự của tổng đốc ở tại Sê-sa-rê (Công vụ các sứ đồ 23:23), tại đó quan tổng đốc có một tòa án (25:6), trong phòng xử kiện (25:23),và có một công hội giúp việc (25:12), gặp việc gì khó có thể bàn định. Trong Tân Ước, chỉ thấy quan tổng đốc có quyền tư pháp. Vậy Ðấng Christ bị giải đến trước Bôn-xơ Phi-lát như người phạm đến chính trị (Ma-thi-ơ 27:2,11), quan tổng đốc ngồi trên tòa án nghe lời tố cáo (Ma-thi-ơ 27:19). Phê-lít nghe lời kiện cáo Phao-lô, và lời Sứ đồ binh vực mình tại Sê-sa-rê (Công vụ các sứ đồ 24:), và Phao-lô gọi Phê-lít là "quan án" (Công vụ các sứ đồ 24:10), như danh từ đó mô tả trách nhiệm chính của Phê-lít. Quan tổng đốc cũng được ngụ ý đến lần nữa trong quyền tư pháp ở I Phi-e-rơ 2:14. Quan đó có một đạo binh theo làm đoàn hộ vệ (Ma-thi-ơ 27:27), và dường như một khi có ngày trọng thì lên thành Giê-ru-sa-lem ở tại lâu đài Hê-rốt trong đó có praetorium, tức trường án (Ma-thi-ơ 27:27; Mác 15:16 so Công vụ các sứ đồ 23:35).