Râu đối với người Á-đông là một dấu chỉ về phẩm giá của người nam. Những người Ai-cập phần nhiều cạo lông mặt và hớt tóc, trừ khi tang chế. Hiệp với thói tục người Ai-cập, Kinh Thánh chép Giô-sép "cạo râu đã mọc trong ngục trước khi vào yết kiến Pha-ra-ôn" (Sáng thế ký 41:14). Có nhiều người Ai-cập đeo râu giả bằng tóc tết lại: của người thường thì nhỏ, của vua thì dài và vuông ở dưới, của các vị thần thì uốn cong ở dưới. Những kẻ thù của người Ai-cập vẽ trên các đài kỷ niệm đều có râu. Người Do-thái bị cấm "cắt mé tóc cho tròn, và phá (tức cạo) khóe râu mình" (Lê-vi ký 19:27; 21:5). Những kẻ thờ Ba-anh sửa râu mình để làm cho mặt tròn, giống như mặt trời. Những người A-rạp cắt sửa râu và tóc mình để làm dấu thờ hình tượng. Có lẽ những người Y-sơ-ra-ên giữ tóc mọc giữa tai và mắt, còn người A-rạp cạo sạch (Giê-rê-mi 9:26; 25:23; 49:32). Trong phương Ðông, người ta lấy râu mà thề như đáng tôn kính. Không cạo sửa, ấy chỉ sự buồn rầu, như về Mê-phi-bô-sết trọn lúc Áp-sa-lôm chiếm giữ Giê-ru-sa-lem (II Sa-mu-ên 19:24). Ha-nun bắt các sứ giả của Ða-vít, cạo phân nửa râu họ (II Sa-mu-ên 10:4), ấy là sự sỉ nhục, và xúc phạm rất lớn. So lời ngăm đe của Ðức Chúa Trời "cạo đầu" cùng "lông chơn" dân sự Ngài bằng "dao cạo thuê bên kia sông" tức vua A-sy-ri (Ê-sai 7:20). Ấy là một sự hổ nhục lớn mà Chúa Jêsus phải chịu: "Ta đưa má cho kẻ nhổ râu ta" (Ê-sai 50:6). Khi tang chế người ta cạo hoặc nhổ râu (Ê-sai 15:2; Giê-rê-mi 41:5; 48:37). Chỉ những người bạn thân mới được phép rờ râu; thật là một sự lừa gạt khôn khéo khi Giô-áp nắm lấy râu anh họ mình là A-ma-sa đặng hôn người, còn tay trái đâm một mũi gươm vào bụng A-ma-sa (II Sa-mu-ên 20:9). Dầu quí giá xức trên đầu A-rôn chảy xuống râu người chỉ về sự dâng mình hoàn toàn cho Ngài (Thi Thiên 133:2). Người phung khi làm lễ tinh sạch phải cạo đầu, râu và lông mi (Lê-vi ký 14:9).
Râu. Barbe.
Râu đối với người Á-đông là một dấu chỉ về phẩm giá của người nam. Những người Ai-cập phần nhiều cạo lông mặt và hớt tóc, trừ khi tang chế. Hiệp với thói tục người Ai-cập, Kinh Thánh chép Giô-sép "cạo râu đã mọc trong ngục trước khi vào yết kiến Pha-ra-ôn" (Sáng thế ký 41:14). Có nhiều người Ai-cập đeo râu giả bằng tóc tết lại: của người thường thì nhỏ, của vua thì dài và vuông ở dưới, của các vị thần thì uốn cong ở dưới. Những kẻ thù của người Ai-cập vẽ trên các đài kỷ niệm đều có râu. Người Do-thái bị cấm "cắt mé tóc cho tròn, và phá (tức cạo) khóe râu mình" (Lê-vi ký 19:27; 21:5). Những kẻ thờ Ba-anh sửa râu mình để làm cho mặt tròn, giống như mặt trời. Những người A-rạp cắt sửa râu và tóc mình để làm dấu thờ hình tượng. Có lẽ những người Y-sơ-ra-ên giữ tóc mọc giữa tai và mắt, còn người A-rạp cạo sạch (Giê-rê-mi 9:26; 25:23; 49:32). Trong phương Ðông, người ta lấy râu mà thề như đáng tôn kính. Không cạo sửa, ấy chỉ sự buồn rầu, như về Mê-phi-bô-sết trọn lúc Áp-sa-lôm chiếm giữ Giê-ru-sa-lem (II Sa-mu-ên 19:24). Ha-nun bắt các sứ giả của Ða-vít, cạo phân nửa râu họ (II Sa-mu-ên 10:4), ấy là sự sỉ nhục, và xúc phạm rất lớn. So lời ngăm đe của Ðức Chúa Trời "cạo đầu" cùng "lông chơn" dân sự Ngài bằng "dao cạo thuê bên kia sông" tức vua A-sy-ri (Ê-sai 7:20). Ấy là một sự hổ nhục lớn mà Chúa Jêsus phải chịu: "Ta đưa má cho kẻ nhổ râu ta" (Ê-sai 50:6). Khi tang chế người ta cạo hoặc nhổ râu (Ê-sai 15:2; Giê-rê-mi 41:5; 48:37). Chỉ những người bạn thân mới được phép rờ râu; thật là một sự lừa gạt khôn khéo khi Giô-áp nắm lấy râu anh họ mình là A-ma-sa đặng hôn người, còn tay trái đâm một mũi gươm vào bụng A-ma-sa (II Sa-mu-ên 20:9). Dầu quí giá xức trên đầu A-rôn chảy xuống râu người chỉ về sự dâng mình hoàn toàn cho Ngài (Thi Thiên 133:2). Người phung khi làm lễ tinh sạch phải cạo đầu, râu và lông mi (Lê-vi ký 14:9).