Sách Sử-ký I, II. I, II Chroniques.

    

      I. Tên.-- Trong bản Hê-bơ-rơ gọi là "Những Lời," hoặc "Những Công việc Hằng Ngày." Trong bản Septante là Paraleiponena, tức "Những phần sót lại phụ thêm" cho I, II, Các-Vua.
       II. Tác giả.-- Phần rất nhiều hai sách Sử-ký dường như là E-xơ-ra thâu góp tài liệu mà chép; ấy là theo lời truyền khẩu người Do-thái. Chứng cớ trong sách chỉ về thời chép cũng hiệp với lời truyền khẩu đó. Cũng có người nói: Tác giả mấy đoạn chót sách Các Vua, ở xứ Giu-đa và chết trong đời Nê-bu-cát-nết-sa; tác giả phần chót sách Sử-ký ở Ba-by-lôn và sống sót cho đến dòng vua Ba-tư bắt đầu. So II Sử ký 36:9-23 và E-xơ-ra 1: với II Các vua 24:; 25:. Vì tác giả sách Sử-ký và E-xơ-ra không chép những tiểu tiết về Giê-hô-gia-kim và Sê-đê-kia hoặc có gì xảy ra trong Giu-đa sau khi Ðền thờ bị thiêu hủy, song chỉ nói những sự dạy dỗ thuộc linh bởi sự sụp đổ Giê-ru-sa-lem, và lập tức nói đến sự từ Ba-by-lôn trở về. Một người ở trong Ba-by-lôn có thể biết rất nhiều về chiếu chỉ vua Si-ru, những lễ vật cho các phu tù, sự đem những khí dụng Ðền thờ ra, cân nặng bao nhiêu, tên quan thủ quỹ Canh-đê, là Mít-rê-đát, và tên của Xô-rô-ba-bên bằng tiếng Canh-đê là Sết-bát-xa. Vì những cớ đó Lord A. Hervey đoán rằng Ða-ni-ên, ở tại Ba-by-lôn đời Nê-bu-cát-nết-sa và sau ở dưới triều các vua Ba-tư, nhớ rất rõ các lời tiên tri của Giê-rê-mi và than thở về sự bại hoại của dân, là người viết đoạn chót sách Sử-ký và E-xơ-ra 1:; như Giê-rê-mi chép phần chót sách II Các vua. So với các khúc nầy; Ða-ni-ên 5:2,23; 9:2; 5-8; 1:3,7,11. Phần chót sách II Sử ký và E-xơ-ra 1: bổ trợ vào lỗ hổng giữa Ða-ni-ên 9: và 10:. E-xơ-ra nhờ phần nầy cứ chép tiếp lịch sử từ chỗ mà sách Sử-ký chấm hết.
       III. Mục đích.-- Dường như tác giả thấy lịch sử Cựu Ước chép trước chưa đủ, và không chú trọng về chức thầy tế lễ Ðền thờ như nên có. Vậy, quyết định chép Sử-ký nầy. Chắc tác giả muốn gìn giữ những sự trong lịch sử có thể quên mất, chẳng những về sự thờ trong Ðền thờ, cũng nhiều sự khác nữa. Vậy, Ðức Chúa Trời soi dẫn tác giả chép những điều lịch sử còn sót lại hoặc về Ðền thờ, hoặc về các gia phổ. Tác giả coi việc mình không phải là thế cho những sách chép trước, nên có khi tưởng không cần chép lại mấy tiểu tiết đã có rồi song chỉ phụ thêm vào, để, với sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi, làm cho lịch sử chép đến thời mình, được đầy đủ.
       Lúc các phu tù từ Ba-by-lôn về, sự rất khó là chia xứ theo các gia phổ để hiệp với chính thể Y-sơ-ra-ên. Vả lại, sự thờ phượng trong Ðền thờ, rất quan hệ vì liên lạc dân Y-sơ-ra-ên, phải nhờ những người Lê-vi đang ở tại Giê-ru-sa-lem, và nhờ dân sự nộp phần mười và trái đầu mùa. Bởi đó, có cần phải sắp đặt các gia phổ người Lê-vi để sắp đặt các ban thứ thầy tế lễ, người canh giữ cửa, và người ca hát, v.v.. Cũng cần sắp đặt các gia phổ dân sự để có thể chia cơ nghiệp tùy theo họ, và nộp phần mười. Vậy, ta thấy các gia phổ có chỗ quan hệ trong sách Sử-ký mà tác giả chép trong những tình cảnh đó, Xô-rô-ba-bên và sau E-xơ-ra với Nê-hê-mi hết sức lo để lập lại sự thờ trong Ðền thờ, và thúc giục dân sự giữ tinh thần một quốc gia.
       IV. Tài liệu.-- Hiệp với tài liệu, sách Sử-ký có thể chia làm ba phần: Phần thứ nhứt là phần sơ lược, gồm có nhiều gia phổ với các thực sự và biến động về gia phổ (I Sử ký 1:-9:) phần thứ hai là truyện về vua Ða-vít lên ngôi và cai trị (I Sử ký 10:-29:). Phần thứ ba là truyện về các biến động dưới đời các vua kế vị Ða-vít trong dòng đó (II Sử ký).
       Những gia phổ khởi đầu với A-đam (I Sử ký 1:1), và lan rộng đến các thời sau hết của Cựu Ước (I Sử ký 9:; so Nê-hê-mi 11: và các tên sau nhứt ở trong hàng gia phổ, như trong I Sử ký 3:19, tt. Những biến động tự nhiên nói đến có quan thiệp với gia phổ là nhiều hơn và quan hệ hơn độc giả thường tưởng tượng. Có mấy chục biến động như thế. Trong số đó, có biến động nhắc lại từ những phần của Cựu Ước mà người chép Sử-ký lấy nguồn từ đó; như truyện Nim-rốt: "là người khởi đầu làm anh hùng trên đất," hoặc trong thời Bê-lét, "đất đã chia ra," hoặc những tiểu tiết về các vua xứ Ê-đôm (I Sử ký 1:10,19,43 tt; so Sáng thế ký 10:8,25; 36:31 tt). Mấy truyện khác mà người chép Sử-ký đã lấy nguồn ngoài Cựu Ước: thí dụ truyện Gia-bê, hoặc truyện những người Si-mê-ôn kéo đến đánh người Ma-ô-nít và người A-ma-léc còn sót lại (I Sử ký 4:9,10, 38-43).
       Truyện trong Sử-ký về đời Ða-vít trị vì cũng tự chia làm ba phần: Phần thứ nhứt (I Sử ký 10:-21:) là một loại cho biết ý đại khái, gồm có sự chết của Sau-lơ, tôn vua Ða-vít làm vua trên mười hai chi phái, các người đồng công, các chiến trận, sự thỉnh hòm giao ước trở về Giê-ru-sa-lem, lời hứa lớn cho Ða-vít, tai vạ dẫn đến sự mua sân đạp lúa củaọ t-nan, người Giê-bu-sít. Phần thứ hai (I Sử ký 22:-29:22 a) can thiệp đến một biến động dặc biệt, và những sự sửa soạn cho những biến động đó: ấy là tôn Sa-lô-môn lên làm vua, tại nơi hội họp đông công chúng (I Sử ký 23:1; 28:1 tt). Những sự sửa soạn gồm có sự sắp đặt cho địa điểm, các vật liệu, công phu để sau xây cất Ðền thờ, và sự tổ chức người Lê-vi, thầy tế lễ, người ca hát, kẻ giữ cửa, quan cai, để hầu việc trong Ðền thờ và trong nước. Phần thứ ba (I Sử ký 29:22b-30) là một truyện vắn tắt về sự tôn Sa-lô-môn làm vua "lần thứ nhì" (so I Các vua 1:) với sự tóm tắt và những sự trưng dẫn đến đời Ða-vít trị vì. Lịch sử của các vua kế tiếp Ða-vít như chép trong II Sử ký không cần kể ở đây.
       V. Nguồn các tài liệu.-- Các nguồn tin tức của trước giả là những gia phổ rút ra trong các đời khác nhau, và tận cùng trong đời trị vì riêng khi các gia phổ được chép. Như vậy, gia phổ của Sê-san (I Sử ký 2:34-41) tận cùng với một đời đồng thời vua Ê-xê-chia. Gia phổ của các thầy tế lễ thượng phẩm (I Sử ký 6:1-15) chắc được chép trong kỳ phu tù; gia phổ trong câu 50-53, và các gia phổ của Hê-man và A-sáp (33-39, v.v.), trong đời của Ða-vít hoặc trong đời Sa-lô-môn; gia phổ của các con A-xên (I Sử ký 8:38) trong thời Ê-xê-chia; gia phổ của các con trai Xô-rô-ba-bên trong đời E-xơ-ra (I Sử ký 3:19-24). Những nguồn đó phải là rất cổ, vì người soạn sách lấy những truyện từ các vua xứ Ê-đôm trước khi Sau-lơ trị vì, sự tàn sát con trai của Ép-ra-im bởi người Gát (7:21; 8:13), lời chú thích về các con trai của Sê-la và sự cai trị của họ trên đất Mô-áp (4:21,22). Những khúc chép về gia phổ của Giô-tham và Giê-rô-bô-am có lẽ gồm lại từ những bản viết đồng thời những tiểu tiết như về người Ru-bên và người Gát (5:1-22). Khúc chép trong 9:1-34 được rút từ các truyện chép sau khi từ Ba-by-lôn trở về; cũng xem II Sử ký 36:20. Trong E-xơ-ra (2:; 4:) những bản viết dùng còn muộn hơn nữa, tức thời các Pseudo-Smerdis hoặcạ t-ta-xét-xe.
       Như vậy, dường như hai sách Sử-ký soạn bởi một văn sĩ từ các bản chép của các niên hiệu khác nhau, hẳn còn khi sách Sử-ký được soạn. 
       a) Các sách của Sa-mu-ên, đấng tiên kiến, của Na-than, đấng tiên tri, và của Gát, đấng tiên kiến (I Sử ký 29:29), cung cấp những tin tức về đời trị vì của Ða-vít. "Sách của Na-than," và "sách tiên tri của A-hi-gia, người Si-lô," cùng 
       b) trong "sách dị tượng của Giê-đô, đấng tiên kiến" (II Sử ký 9:29) về đời của Sa-lô-môn. 
       c) "Sách truyện (midrash, "giải nghĩa") của tiên tri Y-đô" về "các công sự của A-bi-gia, 
       d) "Sách Y-đô, đấng tiên kiến, luận về gia phổ, và lời Sê-ma-gia, đấng tiên tri," về các công việc của Rô-bô-am (12:15). 
       đ) "Sách của các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên" (25:26; 27:7; 32:32; 33:18), "những lời của các tiên kiến" (33:19; dịch là truyện Hô-xai về mấy đời trị vì sau.
       e) "truyện Giê-hu, con trai Ha-na-ni" (20:34) về công việc trong đời Giô-sa-phát trị vì. 
       g) "Sách dị tượng của đấng tiên tri Ê-sai chép" (26:22; 32:32), về đời trị vì của Ô-xia và Ê-xê- chia. Ngoài ra còn có các bản chép của nhà nước: Sách Sử-ký" (Nê-hê-mi 12:23) bắt đầu vào đời vua Ða-vít (I Sử ký 27:24). "Các Sử-ký của vua Ða-vít" có lẽ là một với sách của Sa-mu-ên, của Na-than; và của Gát nói ở trên. "Sách hành trạng của Sa-lô-môn" (I Các vua 11:41) cũng vậy. Từ "Sách Sử-ký các vua của Giu-đa" hoặc "của Y-sơ-ra-ên" (I Các vua 14:28; 15:7) cứ tiếp cho đến đời Giê-hô-gia-kim trị vì (II Các vua 24:5; II Sử ký 36:8), hai soạn giả các sách Các Vua và Sử-ký đều rút từ những khúc đúng như nhau trong cả hai. Các sổ ghi chép gia phổ (Nê-hê-mi 7:5) cũng cung cấp nhiều tài liệu.
       VI. Sử-ký chia làm hai quyển.-- Người ta thường nói I, II Sử ký vốn là một quyển trong bản Hê-bơ-rơ, song chia làm hai là theo bản Septante. Song thật ra, nếu tính số sách Cựu Ước Hê-bơ-rơ là 22 hay 24 quyển thì Sử-ký là một quyển, nếu tính là 39 như có hiện nay thì Sử-ký chia làm hai quyển.
       VII. Những điều đặc biệt.-- Những điều đặc biệt trong I, II Sử ký như sau nầy: Danh sách các chiến sĩ đến cùng Ða-vít tại Xiếc-lác, và những người đến Hếp-rôn để tôn Ða-vít làm vua (I Sử ký 12:) Ða-vít sửa soạn để sau xây Ðền thờ (22:). Trật tự các người Lê-vi và thầy tế lễ (23:-26:), của đạo binh và quan cai (27:). Ða-vít dạy cách công khai về Ðền thờ (28:; 29:). Các đồn lũy của Rô-bô-am và sự đón tiếp các thầy tế lễ từ khắp nước Y-sơ-ra-ên (II Sử ký 11:). A-bi-gia thắng Giê-rô-bô-am, vua Y-sơ-ra-ên (13:). A-sa làm nước mình mạnh mẽ và thắng đạo binh đông của Xê-rách, người Ê-thi-ô-bi (14:); nhờ lời tiên tri A-xa-ria, A-sa bỏ sự thờ hình tượng (15:); Ha-na-ni quở trách A-sa vì nhờ Sy-ri hơn Ðức Giê-hô-va (16:) Giô-sa-phát đặt những cơ binh nơi các thành bền vững của Giu-đa và Ép-ra-im, phá dỡ các nơi cao và thần tượng A-sê-ra khỏi Giu-đa, và sai các quan trưởng và người Lê-vi dạy dỗ trong các thành xứ Giu-đa về "sách Luật pháp của Ðức Giê-hô-va" (17:-18:); bị quở trách bởi Giê-hu, con trai Ha-na-ni, đấng tiên kiến, và bởi Ê-li-ê-xe, con trai Ðô-đa-va ở Ma-rê-sa, vì cớ Giô-sa-phát đã đồng minh với các vua vô đạo của Y-sơ-ra-ên, những lời răn bảo các quan xét; sự đắc thắng hơn các đạo quân của Mô-áp và Am-môn đồng minh với nhau (19:; 20:). Giô-ram thờ hình tượng nên bị hình phạt (21:). Sự bội đạo của Giô-ách, và tội giết Xa-cha-ri vì đã quở trách mình, khi Giê-hô-gia-đa, cha của Xa-cha-ri, đã qua đời (24:). A-ma-xia sửa soạn giao chiến; sự thờ tượng (25:). Ô-xia được đắc thắng, và đạo binh (26:). Giô-tham thắng dân Am-môn, "vì người đi đường chánh đáng trước mặt Ðức Giê-hô-va" (27:). Ê-xê-chia cải cách và truyền giữ Lễ Vượt Qua; sự giàu có người (29:-31:). Ma-na-se bị dẫn qua Ba-by-lôn, ăn năn, được lập lại (33:). Hết thảy những việc kể trên đúng thuận hiệp với mục đích một người tìm thế lập lại chính thể của người Do-thái về tôn giáo và công dân, khi từ phu tù về; và ta biết ấy là trọng trách của E-xơ-ra.
       I, II Sử ký với E-xơ-ra và Nê-hê-mi hợp thành vòng xích cuối cùng của các gia phổ Cựu Ước, sau chép đến lần nữa trong Tân Ước, (Ma-thi-ơ 1:).Cũng gợi ý tiên tri về Ðấng Mê-si (I Sử ký 17:17): "Chúa... có đoái xem tôi theo hàng (Luật pháp) người cao trọng;" và 5:2; "Giu-đa trổi hơn anh em mình, và bởi người mà ra vua chúa," ấy chỉ về tiên tri thuộc Ðấng Mê-si (Sáng thế ký 49:8-10; I Sử ký 28:4).
       VIII. Chứng cớ chép đúng.-- I, II Sử ký tỏ ra chép đúng bởi những chứng cớ tự nhiên như thấy trong I Sử ký 2:13-17, tại đó không chép A-bi-ga-in là con gái của Y-sai; song chỉ là chị em của Ða-vít: ấy vì nàng là con gái của Na-hách, không phải Y-sai, nên chỉ là chị em cùng cha khác mẹ với Ða-vít. Cũng tỏ ra bởi chép chính những lời thuộc các bản được dùng đến, dầu không hiệp với thời soạn giả, "cho đến ngày nay" (I Sử ký 4:42; II Sử ký 5:9).Cũng có câu Kinh Thánh khác chứng quyết điều chép trong I, II Sử ký: so II Sử ký 31:1-6 với Ê-sai 22:8-11; II Sử ký 20: với Thi Thiên 48: ; 83:; Giô-ên 3:. Tên các thầy thông giáo trước khi từ phu tù về tỏ ra hy vọng quốc gia vào hồi đó (I Sử ký 3:19,20): Ha-na-nia (ơn Ðức Giê-hô-va); Bê-rê-kia (phước Ðức Giê-hô-va); Ha-na-đia (sự thương xót Ðức Giê-hô-va); Du-sáp-Hê-sết (sự thương xót trở lại). A-cúp và Tanh-môn chép trong I Sử ký 9:17,18 cũng chép trong Nê-hê-mi 12:25,26 là kẻ canh giữ cửa, ... về đời Nê-hê-mi... về đời E-xơ-ra, làm thầy tế lễ và văn sĩ." Vậy, mỗi lời gợi ý đó hiệp với niên hiệu và trước giả của hai sách Sử-ký như nói trên.
       IX. Trật tự trong Cựu Ước.-- Trong những bản Kinh Thánh in bằng tiếng Hê-bơ-rơ, I, II Sử ký theo sau sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi, và là sách chót trong Cựu Ước công nhận của người Hê-bơ-rơ. Vậy, trong đời Ðấng Christ dường như thứ tự là như vậy, vì chép Xa-cha-ri là tiên tri cuối cùng được nói đến là người bị giết (Ma-thi-ơ 23:35; Lu-ca 11:51; so II Sử ký 24:20-22).
       Tiến sĩ Scofield viết tiểu dẫn cho sách I Sử ký như sau nầy:
       Hai sách Sử-ký (giống hai sách Các Vua) chỉ là một trong bản Cựu ước công nhận của người Do-thái. Cả hai sách bao phủ một thời gian từ khi Sau-lơ băng cho đến lúc bị bắt làm phu tù. Có lẽ cả hai được chép trong khi làm phu tù ở tại Ba-by-lôn, khác nhau với hai sách Các Vua vì chép đầy đủ hơn về Giu-đa, và vì không chép nhiều về tiểu tiết. Phước lành cho dân Chúa trên đất quan thiệp với nền quân chủ của Ða-vít có lẽ là nghĩa bóng của hai sách nầy.
       I. Sử-ký chia làm ba phần: 
       (I) Gia phổ chính thức (1:1-9:44). 
       (II) Từ sự chết của Sau-lơ đến khi Ða-vít lên ngôi (10:1-12:40). 
       (III). Từ Ða-vít lên ngôi cho đến khi người qua đời (13:1-29:30).
       Ngoài các gia phổ (1:-9:), những biến động chép trong I Sử ký bao gồm một thời gian 41 năm (theo Ussher).
       Tiến sĩ Scofield cũng viết tiểu dẫn cho II Sử ký như sau nầy:
       Sách nầy chép tiếp lịch sử đã bắt đầu trong I Sử ký. Sách chia ra mười tám phần, theo các đời trị vì từ Sa-lô-môn cho đến khi bị bắt làm phu tù; chép sự chia nước Ða-vít trong đời Rô-bô-am và Giê-rô-bô-am, và tỏ dấu sự bội đạo càng ngày càng thêm, đứt quãng tạm thời bởi những cuộc cải cách dưới đời A-sa. 14:-16:; Giô-sa-phát, 17:1-19, Giô-ách, 24:; Ê-xê-chia, 19:-22:; và Giô-si-a, 34:; 35:. Song địa vị thuộc linh của dân sự, trong thời tốt nhứt, được mô tả trong Ê-sai 1:-5:.

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.