Là kinh đô của Ly-đi, trong Tiểu-A-si, ở trên bờ sông Pactole và chơn núi Tmolus. Ở phía Bắc thành thấy trũng Hermus. Tại phía Nam có hai trụ theo lối kiến trúc xứ Ionie của Ðền thờ nữ thần Cybèle, đường kính đo được 1m90, 10m50 ở dưới kinh đô. Ðồn lũy thì ở trên một đồi rất cao và dốc, dốc đến nỗi Crxsus, vua cuối cùng, bỏ qua không canh gác. Khi Si-ru, vua Ba-tư vây thành, một người lình của Vua, nhơn thấy một người Ly-đi do những bực thang đào dưới đất xuống lấy mão trụ mình đã mất, thì lính đó dẫn một cơ binh Ba-tư theo những bực đó mà vào vệ thành (acropolis). Tại thành nầy còn có di tích một rạp hát rộng 122 thước và một sân vận động rộng chừng 305 thước; và hai nhà thờ. Sạt-đe có danh tiếng vì truyện xưa về cát ở sông pactole có lẫn lộn vàng, mà Crésus nhờ đó trở nên rất giàu có.
Duy trong Hội Thánh Sạt-đe và Lao-đi-xê thuộc 7 hội mà Khải Huyền 2: và 3: nói đến là không có sự tranh đấu với kẻ thù ở trong hay ở ngoài. Không hội nào trong cả hai dường như đã từ bỏ sự phản đối thế gian nhưng không làm chứng trung tín bằng lời hoặc gương đến nỗi "khuấy hại dân sự trên đất" (11:10). Si-miệc-nơ và Phi-la-đen-phi là hai hội bị khốn khổ nhứt chỉ nhận sự khen ngợi không có lời quở trách. Sạt-đe và Lao-đi-xê, giàu có nhứt, ngoài lời quở trách còn nhận ít sự khen ngợi. Sạt-đe "có tiếng là sống nhưng mà là chết" (3:1; I Ti-mô-thê 5:6; II Ti-mô-thê 3:5; Tít 1:16; Ê-phê-sô 2:1,5; 5:14). Thật có cần "hãy tỉnh thức,... làm cho vững sự còn lại," tức một ít ơn mà trong sự mơ ngủ thuộc linh chưa tắt hẳn, đến nỗi Sạt-đe chưa hoàn toàn chết. Vì công việc của Hội Thánh đó không "đầy đủ trước mặt Ðức Chúa Trời" (3:2 bản Vatican). Ðức Chúa Trời của Ðấng Christ tức là của ta, sự phán xét của Ðấng Christ tức là của Ðức Cha (Giăng 20:17; 5:22). Ngài ngăm dọa Sạt-đe nếu hội đó không tỉnh thức hoặc thức dậy, Ngài "sẽ đến như kẻ trộm," như tục ngữ Hy-lạp "chơn của các thần báo thù bọc lông chiên" bày tỏ rằng sự phán xét của Ðức Chúa Trời đến gần cách êm nhẹ, nên tưởng là con xa. Dầu vậy, Sạt-đe còn một số ít "tên" chép trong sách sự sống, mà Chúa nhận là thuộc về Ngài (Giăng 10:3). Ðức Chúa Trời đầy ơn không bỏ qua mấy thánh đồ đặc biệt trong vòng các tín đồ chỉ có danh. Phần thưởng hợp với các đức tánh họ. "Mấy người chưa làm ô uế áo xống mình," vậy "những kẻ đó sẽ mặc áo trắng đi (thái độ thứ nhứt để tỏ ơn điển là lợi) cùng ta, vì họ xứng đáng như vậy," tức sự xứng đáng của Ðấng Christ mặc trên họ (Khải Huyền 7:14; Ê-xê-chi-ên 16;14). Ðịa vị của ơn điển hiện nay hòa hiệp với vinh hiển đời sau. Ðấng Christ không quở trách cách luống nhưng. Melito, giám mục hội Sạt-đe, thế kỷ thứ II, có danh tiếng về sự tin kính, có đi thăm viếng xứ Pha-lê-tin để tra xét về bản Cựu Ước được công nhận, và viết một thơ tín về điều đó.
Năm 17 S.C., dưới đời hoàng đế Tibère, có một cơn động đất làm cho Sạt-đe và 11 thành phố khác trong cõi A-si bị hoang vu; vì cớ đó, La-mã miễn thuế cho thành trong khoảng 5 năm.