Có 71 lần nói đến trong các Thi Thiên, và ba lần trong Ha-ba-cúc. Từ "selah" nghĩa là yên nghỉ. Ấy là một dấu âm nhạc của người Do-thái; tới đó, những kẻ ca hát ngừng lại và chỉ nghe tiếng nhạc khí. Bản Septante là diapsalma, là chỗ đứt quãng trong Thi Thiên, dẫn vào khi thật có cần "nghỉ". Ấy là một tiếng gọi đến sự yên lặng để suy nghĩ về các lời trước. Bởi đó, trong Thi Thiên 9:16 tiếp theo "haggaion" (Hi-gai-ôn, tức suy gẫm). Chữ Sê-la nhắc ta rằng Thi Thiên cần đến một linh hồn bình an và suy gẫm để hiểu những lẽ sâu nhiệm của Ðức Thánh Linh. Như vậy, rất gợi ý, khác với nghĩa trong tự điển Smith là "dư thừa." Delitzch lấy chữ đó từ salal, "đem lên cao" theo âm nhạc tiếng lớn, tiếng hát ngừng lại, chỉ có tiếng nhạc khí thôi, để thính giả chú trọng về ý nghĩa câu trước.
Sê-la. Pause.
Có 71 lần nói đến trong các Thi Thiên, và ba lần trong Ha-ba-cúc. Từ "selah" nghĩa là yên nghỉ. Ấy là một dấu âm nhạc của người Do-thái; tới đó, những kẻ ca hát ngừng lại và chỉ nghe tiếng nhạc khí. Bản Septante là diapsalma, là chỗ đứt quãng trong Thi Thiên, dẫn vào khi thật có cần "nghỉ". Ấy là một tiếng gọi đến sự yên lặng để suy nghĩ về các lời trước. Bởi đó, trong Thi Thiên 9:16 tiếp theo "haggaion" (Hi-gai-ôn, tức suy gẫm). Chữ Sê-la nhắc ta rằng Thi Thiên cần đến một linh hồn bình an và suy gẫm để hiểu những lẽ sâu nhiệm của Ðức Thánh Linh. Như vậy, rất gợi ý, khác với nghĩa trong tự điển Smith là "dư thừa." Delitzch lấy chữ đó từ salal, "đem lên cao" theo âm nhạc tiếng lớn, tiếng hát ngừng lại, chỉ có tiếng nhạc khí thôi, để thính giả chú trọng về ý nghĩa câu trước.